Sputnik: Cái gì có thể biến con ong — loài côn trùng — thành mô hình tốt cho chương trình NASA khám phá sao Hỏa?
Sethu Vijayakumar: Nghiên cứu sao Hỏa là một chủ đề rất thú vị, bởi vì các nhà khoa học phải sử dụng nhiều loại thích nghi khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu nghiên cứu. Nếu nói về kỹ thuật người máy, có mối liên hệ thú vị giữa quyền lực, tính di động và khả năng kỹ thuật. Con ong là ví dụ về một hệ thống di động, hiệu quả năng lượng cao, nhưng, bị hạn chế về khả năng kỹ thuật. Rất có thể con ong có độ nhạy tốt và sẽ có thể bay qua một số khu vực trước khi quay trở về căn cứ.
Sputnik: Liệu hiện nay có những đổi mới nào khác sử dụng công nghệ "nhóm robot"?
Sethu Vijayakumar: Ý tưởng về nhóm người máy không phải là mới. Công nghệ này được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau: ví dụ, ở Trung tâm Robot học Edinburgh chúng tôi đang thực hiện một dự án do chính phủ Anh tài trờ mang tên ORCA hub(Offshore Robotic-assisted Certification of Assets).
Sputnik: Liệu chúng ta có thể chờ đợi những robot ong sớm được sử dụng trên Trái đất?