Hỏi khó: Người Việt có nên bỏ Facebook?

Hơn 500.000 tài khoản Facebook của người Việt đã bị thu thập dữ liệu cá nhân trong vụ bê bối Cambridge Anatalyca. Vậy người Việt có nên từ bỏ mạng xã hội Facebook?
Sputnik

Facebook đang dính vào một rắc rối lớn với vụ bê bối Cambridge Anatalyca. Đây là công ty được lập nên với mục đích sử dụng dữ liệu cá nhân của người dùng Facebook nhằm tác động lên các quyết định chính trị. Bằng việc phân tích dữ liệu từng cá nhân, Cambridge Analytica đưa ra các nội dung có tác động trực tiếp nhằm thay đổi lá phiếu cử tri.

Vì sao người Việt dễ bị Facebook lấy cắp thông tin?

Trong số các quốc gia chịu ảnh hưởng, có sự xuất hiện của Việt Nam và rất nhiều nước thuộc khu vực Đông Nam Á. Xét trên toàn châu lục, ước tính có khoảng 3,6 triệu người dùng Facebook tại Châu Á đã bị lộ thông tin.

Philippines là quốc gia chịu thiệt hại nhiều nhất trong khu vực với 1,75 triệu tài khoản bị lộ thông tin cá nhân, con số này chỉ đứng sau Mỹ với 70 triệu tài khoản. Tại Việt Nam, con số mới nhất đã là 562.000 tài khoản của người dùng.

Theo số liệu thống kê của Facebook, đến tháng 6/2017, có tổng cộng 64 triệu tài khoản Facebook được lập nên bởi người dùng Việt Nam. Điều này cũng có nghĩa, với 562.000 tài khoản bị lộ dữ liệu, khoảng 3% người dùng Facebook Việt Nam hiện là nạn nhân của vụ bê bối này.

Việc xuất hiện danh sách dài các quốc gia châu Á cho thấy mức độ tác động mang tầm cỡ toàn cầu của vụ bê bối Cambridge Anatalyca. Giờ đây, đó không phải chỉ còn là câu chuyện riêng của chính phủ Mỹ với Facebook.

Ông Yury Namestnikov (ngoài cùng bên phải) trao đổi về công việc với các chuyên gia của Kaspersky.

"Facebook và Google là những mối đe dọa chính đối với xã hội"
PV mới đây đã có cuộc tiếp xúc với ông Yury Namestnikov, người đứng đầu bộ phận Nghiên cứu và Phân tích toàn cầu (Head Global Research & Analysis) của hãng bảo mật Kaspersky.

Cuộc trao đổi xoay quanh những vấn đề mà Facebook phải đối mặt với bê bối Cambridge Anatalyca. Bên cạnh đó là câu hỏi về việc liệu người dùng Việt Nam có nên quay lưng từ bỏ mạng xã hội Facebook?

PV: Là một chuyên gia bảo mật, ông có suy nghĩ gì về sự cố rò rỉ dữ liệu của 50 triệu người dùng Facebook, mạng xã hội phổ biến nhất thế giới?

Ông Yury Namestnikov: Đối với Facebook, có một vấn đề mà mạng xã hội này cần phải khắc phục ngay lập tức. Đó là tại sao mà các nhà nghiên cứu có thể lấy thông tin của những người kết bạn với nhau, thông qua người này kết nối được tới những người khác. Facebook cần phải thay đổi chính sách trong vấn đề đó.

Với người dùng, không nên upload (tải) lên mạng xã hội tất cả mọi thứ. Hiện có ngày càng nhiều các dịch vụ mà tội phạm mạng có thể qua đó thu thập thông tin của người dùng. Người dùng đang public (công khai) quá nhiều thông tin. Tội phạm mạng chỉ cần các thông tin đó, tương quan chúng lại là đã có thể có một bức tranh đầy đủ về nạn nhân của chúng.

Hơn 35.000 Smartphone tại Việt Nam nhiễm virus GhostTeam đánh cắp mật khẩu Facebook
PV: Sau sự cố này, Facebook nói riêng và các mạng xã hội khác nói chung liệu có còn là nơi an toàn để mọi người chia sẻ thông tin về cuộc sống cá nhân và trò chuyện với nhau?

Ông Yury Namestnikov: Như tôi đã nói, sau những cố như vậy, Facebook sẽ thắt chặt các chính sách và nâng khả năng bảo mật của họ lên một tầm cao mới. Do đó, câu trả lời của tôi là có. Tuy nhiên, việc sử dụng mạng xã hội sẽ luôn đi kèm với các rủi ro. Điều này là bởi khi mà yếu tố bảo mật được tăng cường, các rủi ro sẽ được nâng lên một nấc thang tiếp theo. Cuộc bám đuổi này cứ diễn ra một cách liên tục như vậy.

PV:Với phong trào Delete Facebook được nhiều nhân vật nổi tiếng trong lĩnh vực công nghệ khởi xướng thì sao? Ông có đồng tình với quan điểm này? Có nên từ bỏ Facebook hay không?

Ông Yury Namestnikov: Không. Tôi không đồng ý. Tôi sẽ không trả lời tại sao bởi đây đơn giản chỉ là quan điểm của cá nhân. 

PV:Không thể phủ nhận mạng xã hội đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thay đổi thế giới, giúp người dân có thể nói lên quan điểm của mình và phần nào tác động lên chính sách của các chính phủ. Vậy tương lai của mạng xã hội sẽ ra sao khi những thông tin giả (fake news) đang ngày một nhiều hơn và gây tổn hại đến trật tự an toàn xã hội?

Facebook dường như đã là một phần cuộc sống của giới trẻ Việt

Tín nhiệm nguồn tin nào?- Người sử dụng Facebook tự quyết định!
Ông Yury Namestnikov: Trong giai đoạn này, một số quốc gia có thể quản lý mạng xã hội bằng việc ban hành các đạo luật. Mới đây nhất, Malaysia vừa đưa ra bản dự thảo về một đạo luật chống giả mạo thông tin. Một số quốc gia khác bắt đầu xem xét mạng xã hội với vai trò như là một cơ quan báo chí.

Các cơ quan báo chí khi đăng tin sẽ phải chịu trách nhiệm với thông tin của mình, các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội sắp tới cũng sẽ như vậy. Người dùng khi đăng tải thông tin lên các trang mạng xã hội cũng phải chịu trách nhiệm về thông tin mà họ đăng tải.

PV:Ông nghĩ thế nào nếu vì những lý do kể trên mà chính phủ các nước thắt chặt chính sách quản lý mạng xã hội hơn? Như trường hợp của Trung Quốc chẳng hạn?

Ông Yury Namestnikov: Không chỉ riêng Trung Quốc, lấy châu Âu là một ví dụ, Liên minh châu Âu vừa phát hành một điều luật có tên GDPR (General Data Protecion Regulation) để bảo vệ dữ liệu người dùng với nhiều chính sách thắt chặt trong việc quản lý mạng xã hội. Ảnh hưởng của mạng xã hội hiện nay là rất lớn. Do vậy, hầu như tất cả các quốc gia đều đang tìm cách để quản lý công cụ này, hạn chế các fake news (tin giả mạo) và các vấn đề về rò rỉ dữ liệu.

Ông Yury Namestnikov, người đứng đầu bộ phận Nghiên cứu và Phân tích toàn cầu (Head Global Research & Analysis) của hãng bảo mật Kaspersky.

PV: Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ người dân sử dụng mạng xã hội cao hàng đầu thế giới. Vậy người dùng Việt Nam nên làm gì để bảo vệ thông tin cá nhân của mình?

Người đàn ông vừa treo cổ tự vẫn, vừa livestream trên Facebook
Ông Yury Namestnikov: Như tôi đã nói, chúng ta không nên chia sẻ tất cả mọi thứ trên mạng xã hội. Hãy đọc và kiểm tra kỹ lại một lần nữa các thông tin trước khi bạn đăng tải. Không nên chia sẻ các thông tin cá nhân như số điện thoại, địa chỉ, hay check in một cách thường xuyên,…

Người dùng cũng không nên lưu trữ quá nhiều thông tin riêng tư trên máy tính cá nhân. Điều này rất nguy hiểm bởi khi hacker xâm nhập được vào máy tính, họ có thể tiếp cận với tất cả mọi thông tin của chúng ta.  

PV: Một câu hỏi vui. Với tư cách là một chuyên gia bảo mật, ông có cảm thấy vui khi có những sự cố như vậy với Facebook không? Bởi vì như thế ông sẽ có nhiều công việc hơn?

Ông Yury Namestnikov: Tôi đã cảm thấy có quá nhiều việc phải làm ở thời điểm hiện tại. Bảo mật hiện đang là một vấn đề nóng bỏng, thế nên có lẽ cũng chẳng cần hơn nữa vì tôi đã có quá nhiều công việc để làm rồi. Tôi chỉ mong muốn được nghỉ ngơi nhiều hơn một chút.

PV: Cảm ơn ông về buổi trao đổi thú vị này.

Theo: VietNamNet

Thảo luận