MiG-29 hoặc F-16: Slovakia thực hiện sự lựa chọn chiến lược

Bộ Ngoại giao Mỹ vừa chấp thuận hợp đồng bán 14 máy bay chiến đấu F-16 cho Slovakia với khoản tiền 2.91 tỷ USD, trong tương lai các máy bay này có thể thay thế MiG-29 của Nga. Ban lãnh đạo Slovakia đã thông qua quyết định mua các phi cơ chiến đấu mới mà không hiện đại hoá những chiếc máy bay hiện có.
Sputnik

Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, Phó Tổng biên tập Tạp chí "Aviapanorama", thiếu tướng Vladimir Popov, phó tiến sĩ kỹ thuật, phi công quân sự xuất sắc của Nga, nói về những ưu điểm của MiG-29 và F-16, về tiềm năng hiện đại hóa các loại máy bay này cũng như về sự thay đổi có thể trong cán cân lực lượng trong khu vực.

Khi so sánh các máy bay MiG-29 và F-16, tướng Popov ngay từ đầu nhấn mạnh rằng, ở đây nói về "chiến đấu cơ cùng một loại — máy bay chiến đấu hạng nhẹ — có những tính năng kỹ chiến thuật rất giống nhau".

Dân Mỹ được mời mua máy bay MiG-21 và MiG-29

Một trong những ưu điểm của MiG-29, theo chuyên gia Nga, là dòng tiêm kích này được trang bị hai động cơ. Đây là một lợi thế quan trọng củng cố khả năng sống sót trong chiến đấu (nếu tên lửa dẫn đường bằng hồng ngoại trúng vào vòi phun động cơ thì phi công vẫn có khả năng rút khỏi trận đấu, đưa máy bay về căn cứ với chiếc động cơ còn lại, cứu được chiếc máy bay), cũng như bảo đảm an toàn trong các chuyến bay huấn luyện. Hơn nữa, tham số tốc độ leo cao ở MiG-29 là 330 m/s so với 220- 290  m/s ở F-16, tốc độ chậm nhất của MiG-29 khi thực hiện những thao tác gần mặt đất là nhỏ hơn so với F-16, MiG-29 không bị rơi ngay cả khi bay với tốc độ 340km / h (máy bay Mỹ giữ ổn định chỉ khi bay với tốc độ 390-420 km / h). Tốc độ tối đa ở độ cao lớn của MIG-29  lên tới Mach 2.3 (F-16 — đến 2,0 M).

Tuy nhiên, F-16 cũng có những lợi thế riêng. Theo chuyên gia Popov, đó là khoang lái có tầm quan sát rất rộng, hệ thống điều khiển bảo đảm khả năng giữ cho thân máy bay ổn định theo chuyển động thẳng, tiết kiệm nhiên liệu trong khi bay, khả năng sử dụng nhiều loại đạn dược, chất lượng cao của thiết bị điện tử và hệ thống radar trên máy bay (mặc dù sau khi hiện đại hóa, các chỉ số của MiG-29 hoàn toàn sánh được với F-16).

Cả hai loại máy bay khá dễ bảo trì (tất nhiên, trong phạm vi lượng giờ bay dự trữ), đều có tiềm năng hiện đại hóa khá lớn, trong tương lai hạn sử dụng là từ 15 đến 25 năm và nhiều hơn nữa.

Mỹ không tin S-200 đủ linh hoạt để bắn hạ F-16

Bây giờ xin nói vài lời về mức giá. Các máy bay Mỹ, cũng như tất cả các loại vũ khí của họ, đều có giá đắt. Tuy nhiên, theo Vladimir Popov, 2,9 tỷ USD cho một phi đội F-16 (14 máy bay) là khoản tiền cao quá mức. Nếu nói về việc đào tạo phi công và kỹ thuật viên phục vụ cho máy bay Mỹ, thì mặc dù quá trình chuyển sang sử dụng loại kỹ thuật khác có chi phí cao, các phi công có nhiều kinh nghiệm lái máy bay  MiG-29 khá dễ dàng nắm vững kỹ thuật điều khiển máy bay F-16.

Theo chuyên gia Nga, khi thực hiện "sự lựa chọn" chính phủ Slovakia chủ yếu xuất phát từ những tính toán chính trị chứ không phải từ những đặc tính kỹ thuật của máy bay. Rõ ràng là, cơn cuồng loạn chống Nga ở phương Tây tác động đến quyết định của họ, — tướng Popov khẳng định. Về mặt kỹ thuật và kinh tế, "trong điều kiện hiện nay việc hiện đại hóa các phi cơ chiến đấu hiện có là dễ dàng hơn nhiều, rẻ hơn và hiệu quả hơn. Trong khi Không quân của Slovakia được trang bị máy bay MiG-29, nhiệm vụ dễ dàng hơn là nâng cấp chúng, điều đó giúp giảm chi phí về việc đào tạo nhân viên kỹ thuật, trang bị lại các trạm chỉ huy và các sân bay".

Chuyên gia Vladimir Popov cho rằng, việc Slovakia mua F-16 sẽ không tác động mạnh đến tình hình địa chính trị trong khu vực.

Thảo luận