Lần đầu tiên ở Việt Nam: Thủ tướng đối thoại với nông dân

Sáng nay 9.4, tại tỉnh Hải Dương, lần đầu tiên Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đối thoại với nông dân. Đây là dịp để nông dân đề xuất, kiến nghị trực tiếp với người đứng đầu Chính phủ tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nhằm phát triển nhanh, bền vững lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Sputnik

Hội nghị đối thoại giữa Thủ tướng Chính phủ với nông dân lần đầu tiên được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ trì, phối hợp Văn phòng Chính phủ, UBND tỉnh Hải Dương chỉ đạo tổ chức. Báo Nông Thôn Ngày Nay/Dân Việt là đơn vị được giao trực tiếp tổ chức thực hiện.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi đối thoại.

Chủ trì và tham dự buổi đối thoại quan trọng này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có những kết luận như sau: 

1-Trong buổi sáng nay, với chủ đề "Tháo gỡ vướng mắc; Khơi dòng động lực; Tiếp đà 30 năm Đổi mới", tôi và các đồng chí lãnh đạo các Bộ, ngành đã cùng trao đổi thắng thắn, cởi mở với bà con nông dân về rất nhiều nội dung, trong đó những vấn đề lớn, tầm chiến lược liên quan đến phát triển nông nghiệp, nông thôn và đời sống người dân nông thôn.

Tôn vinh và phát huy tài năng những 'bàn tay vàng' của nghề gốm Chu Đậu
Đã tham dự nhiều hội nghị, diễn đàn về nông nghiệp, nông thôn nhưng đây là lần đầu tiên trên cương vị Thủ tướng Chính phủ, tôi trực tiếp gặp gỡ, trao đổi với đại diện nông dân trong cả nước, với sự tham dự trực tiếp của hơn 600 đại biểu là các nông dân đại diện đến từ mọi miền Tổ quốc và đại diện Hội Nông dân các cấp, cộng đồng doanh nghiệp. Cuộc đối thoại này có ý nghĩa rất quan trọng, hữu ích để Chính phủ trực tiếp nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của bà con nông dân, tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc trong sản xuất kinh doanh, những thách thức trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, đời sống nông dân.

Tôi rất ấn tượng và đánh giá cao những ý kiến tâm huyết, trí tuệ, rất thẳng thắn của các đại diện cho bà con nông dân, các chuyên gia, các doanh nghiệp và các quý vị đại biểu. Từ cách đặt vấn đề, nội dung trao đổi của bà con nông dân, tôi cũng như tất cả các đồng chí tham dự Hội nghị đều cảm nhận rằng người nông dân Việt Nam hôm nay có khát khao vươn lên mạnh mẽ, nắm bắt xu thế thời cuộc và hội nhập quốc tế…

2. Sau hơn 30 năm Đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn. Từ một nước thiếu lương thực trở thành một quốc gia hàng đầu về nhiều mặt hàng nông sản, nguồn cung quan trọng cho thị trường thế giới, góp phần bảo đảm an ninh lương thực trong nước cũng như toàn cầu.

Những năm gần đây, nông nghiệp liên tục phát triển ổn định, thể hiện rõ nét ở con số ấn tượng. Năm 2017, đạt gần 43 triệu tấn lúa; trên 5 triệu tấn ngô, trên 1,5 triệu tấn cà phê, gần 1,1 triệu tấn cao su, trên 7,2 triệu tấn thủy sản… Kim ngạch xuất khẩu nông-lâm-thủy sản năm 2017 đạt kỷ lục 36,37 tỷ USD; xuất siêu trên 8,55 tỷ USD và năm 2018 đặt mục tiêu xuất khẩu 40 tỷ USD.

Thủ tướng dự khánh thành nhà máy ôtô Thaco Mazda tại Quảng Nam
Làm nên kỳ tích Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu hàng đầu về nông sản là công sức của 11 triệu hộ nông dân với 24 triệu lao động trực tiếp trong cả nước, bằng tinh thần vượt khó, sự sáng tạo, lao động miệt mài "một nắng hai sương" trên đồng lúa, vuông tôm, hay khơi xa.

Suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, với truyền thống yêu nước, sự cần cù, cùng cả dân tộc dựng nước và giữ nước, người nông dân Việt Nam ngày nay đang tiếp tục phát huy vai trò, vị trí quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa — hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

3. Đảng, Nhà nước luôn quan tâm sâu sắc, có nhiều cơ chế, chính sách và dành nguồn lực đầu tư, hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân.

Năm 2018 đánh dấu 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Chính phủ, các Bộ, ngành tích cực triển khai nhiều chính sách để thúc đẩy nông nghiệp phát triển, nâng cao thu nhập và đời sống cho người nông dân; xây dựng nông thôn mới. Tổ chức nhiều hội nghị lớn, đi sâu vào các giải pháp, chủ trương, quyết sách lớn phát triển các ngành hàng rau củ quả, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, lúa gạo chất lượng cao, phát triển dược liệu, sản xuất tôm, phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long…

Cùng với sự phát triển của nông nghiệp, được sự quan tâm, ưu tiên dành nguồn lực đầu tư, các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân ngày càng được cải thiện; diện mạo nông thôn ngày càng khang trang. Chương trình xây dựng nông thôn mới đạt kết quả tích cực. Tính đến cuối tháng 2/2018, cả nước có 3.160 xã (35,4%) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; 46 đơn vị cấp huyện thuộc 24 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Chỉ dùng ODA cho đầu tư phát triển
Nông dân trong cả nước cũng có những bước vươn mình trưởng thành, nắm bắt cái mới, mạnh dạn đổi mới tư duy, sáng tạo trong cách làm, ngày càng nhiều điển hình tiên tiến sản xuất kinh doanh giỏi.

Sự phát triển của ngành nông nghiệp, khu vực nông thôn, nhất là sự cải thiện đáng kể đời sống người nông dân đã đóng góp quan trọng vào thành tựu phát triển kinh tế — xã hội của cả nước, tạo nền tảng ngày càng vững chắc cho đất nước phát triển nhanh và bền vững.

Chúng ta vui mừng và tự hào về những thành tựu trong lĩnh vực nông nghiệp, khu vực nông thôn và nâng cao đời sống người dân nông thôn nhưng thẳng thắn nhìn nhận còn nhiều khó khăn, tồn tại, thách thức đặt ra yêu cầu cấp bách cần nhanh chóng khắc phục, giải quyết để phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững hơn, nâng cao hơn nữa đời sống của người nông dân; đó là:

— Tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ vẫn phổ biến, đặt ra yêu cầu về tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Phải tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, rõ nét hơn, theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn và ứng dụng công nghệ cao.

— Năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh còn thấp. Tình trạng bị động trong sản xuất, thiếu gắn kết chặt chẽ theo chuỗi giá trị, dẫn đến tình trạng "được mùa, rớt giá", dư thừa sản phẩm, tiêu thụ khó khăn. Khả năng tiếp cận nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế. Tích tụ đất đai còn khó khăn và quy hoạch phát triển nông thôn còn yếu.

— Mặc dù được cải thiện nhưng đời sống của bà con nông dân còn khó khăn, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc ít người. Hầu hết người nghèo vẫn ở khu vực nông thôn.

Chỉnh đốn Đảng, chống suy thoái tại Chính phủ Việt Nam
- Xây dựng nông thôn mới, nhiều nơi vẫn tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, ít quan tâm tới việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập của người dân.

4. Bước vào giai đoạn phát triển mới, nông nghiệp nước ta có nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng đối mặt nhiều khó khăn thách thức.

Tiềm năng của lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn còn rất lớn (tôi có dịp trao đổi với lãnh đạo các quốc gia, họ mơ ước có điều kiện tự nhiên, xã hội, con người như nước ta để phát triển nông nghiệp). Thị trường xuất khẩu không ngừng được mở rộng; chúng ta chủ động tham gia, đàm phán các Hiệp định thương mại tự do, trong đó nội dung về nông nghiệp được đặc biệt quan tâm.

Trong xu thế phát triển nông nghiệp công nghệ cao, cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi tất cả chúng ta đổi mới tư duy, cập nhật tri thức mới, mạnh dạn ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp, phát triển mạnh mẽ khu vực nông thôn, miền núi.

Phát triển nông nghiệp ngày nay ở nước ta gắn liền với xuất khẩu. Hội nhập quốc tế, cạnh tranh ngày càng gay gắt. Nếu không nâng cao năng suất, chất lượng, chú trọng bảo vệ và giữ gìn uy tín nông sản Việt Nam trên trường quốc tế thì chính chúng ta tự làm khó mình.

5. Hôm nay, chúng ta đã thảo luận 4 nhóm vấn đề lớn phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân với nhiều nội dung. Tôi đánh giá cao việc đại diện các Bộ ngành thẳng thắn trao đổi, thảo luận, làm rõ, chia sẻ và nhất trí nhiều vấn đề quan trọng từ định hướng chiến lược đến giải pháp cụ thể về nông nghiệp, nông thôn, nông dân, tôi không nhắc lại mà nhấn mạnh một số nội dung lớn sau:

Cuộc họp tối muộn và thông điệp khát vọng của Thủ tướng
- Một là, về tầm nhìn phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, tôi chia sẻ một số nội hàm sau:

+ Về nông nghiệp, xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài.

+ Về xây dựng nông thôn, hướng tới nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế — xã hội hiện đại; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ.

+ Về người dân nông thôn, tập trung nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn; xây dựng lực lượng nông dân có trình độ sản xuất ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực.

— Hai là, các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực, để giải phóng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, trước hết là lao động, đất đai, rừng và biển.

Khai thác tốt các điều kiện thuận lợi trong hội nhập kinh tế quốc tế cho phát triển lực lượng sản xuất; phát huy cao nội lực; tăng mạnh đầu tư của Nhà nước và xã hội, ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến cho nông nghiệp, nông thôn, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí nông dân.

— Ba là, cần tập trung quyết liệt triển khai thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, quy mô lớn, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đẩy mạnh phát triển chế biến sâu, sản phẩm mới, nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm.

Thủ tướng trao Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp
- Bốn là, đẩy mạnh thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; khuyến khích phát triển doanh nghiệp ở khu vực nông thôn.

Tăng cường liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp, hình thành cho được các mô hình liên kết đối tác chặt chẽ, bình đẳng tin cậy giữa nông dân và doanh nghiệp. Đẩy mạnh hỗ trợ khởi nghiệp trong khu vực nông thôn, tập trung vào các mô hình kinh doanh mới, góp phần định hướng sản xuất và xây dựng thương hiệu sản phẩm.

— Năm là, có giải pháp giải quyết căn bản vấn đề tiếp cận thị trường, tiêu thụ sản phẩm, hạn chế tối đa tình trạng bị động, dư thừa sản phẩm, phải giải cứu như thời gian qua. Cần nghiên cứu các mô hình kinh tế chia sẻ, giải pháp công nghệ mới nâng cao khả năng kết nối sản xuất — thị trường, tăng cường tính minh bạch trong chuỗi giá trị nông nghiệp, cải thiện khả năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm, ngăn chặn thực phẩm bẩn.

— Sáu là, tăng cường dân chủ cơ sở, thường xuyên đối thoại với nông dân, phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể, nhất là Hội nông dân các cấp để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, nắm bắt khó khăn, vướng mắc để kịp thời tháo gỡ, hỗ trợ bà con, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

— Bảy là, các Bộ, ngành, địa phương tăng cường cải cách hành chính, cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư trong nông nghiệp, phải sát cơ sở hơn; tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện cơ chế, chính sách, cụ thể hóa các định hướng, không chung chung. Hỗ trợ người dân, doanh nghiệp nắm bắt và tận dụng tốt các cơ hội từ thị trường quốc tế và các thỏa thuận thương mại tự do.

— Tám là, khuyến khích các doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh rõ nét, tập trung xây dựng các chuỗi giá trị nông nghiệp, ứng dụng phương thức thương mại điện tử, nâng cao năng lực cạnh tranh, thực tâm thiết lập quan hệ đối tác với nông dân.

Về phía Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ tiếp tục quan tâm sâu sắc hơn nữa đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân, mở thêm các kênh để lắng nghe được nhiều hơn ý kiến của người dân, tạo môi trường thuận lợi nhất cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, cũng như tạo điều kiện cho người nông dân phát huy hết khả năng để làm giàu cho bản thân, cho đất nước.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Một số cán bộ chủ trương “hy sinh đời bố củng cố đời con”
6. Tại hội nghị hôm nay, chúng ta đã trao đổi nhiều nội dung nhưng có lẽ còn nhiều nội dung khác bà con nông dân trăn trở mà trong một buổi sáng không thể nêu hết, tuy nhiên, tôi nghĩ rằng chúng ta đã đề cập được những vấn đề mà nông dân cả nước quan tâm nhất, đặc biệt là đề cập sâu vào các nhóm vấn đề về thị trường nông sản, vốn cho nông nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm nông nghiệp, lao động nông thôn, hỗ trợ ngư dân, quy hoạch nông thôn, công nghệ nông nghiệp và đất nông nghiệp.

Qua Hội nghị này Chính phủ và các Bộ, ngành đã nhận diện rõ hơn những tồn tại, thách thức. Tôi yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan liên quan tiếp thu đầy đủ nội dung, đây cũng là một cơ sở để tiếp tục nghiên cứu, xem xét sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân, tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển kinh tế — xã hội, để đời sống của bà con nông dân ngày càng ấm no, sung túc hơn.

Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ rất quan trọng cần sự chung tay, sự sâu sát của các Bộ, ngành, chính quyền các cấp, sự vào cuộc của các tổ chức đoàn thể, nhất là sự chủ động, tích cực của mỗi người nông dân.

Qua báo cáo của các Bộ ngành, qua nắm bắt tình hình phát triển nông nghiệp trên thế giới và đặc biệt qua cuộc đối thoại hôm nay, tôi tin rằng nông nghiệp nước ta sẽ chuyển mình mạnh mẽ trong thời gian tới, trở thành một nước có nền nông nghiệp hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao. Nông dân Việt Nam sẽ có vị trí xứng đáng với đóng góp của mình không chỉ trong nước mà còn ở tầm quốc tế.

 

Nguồn: Dân Việt

Thảo luận