Báo cáo chiến lược tháng 4/2018 của CTCP Chứng khoán Rồng Việt đã đưa ra một số nhận định về bức tranh kinh tế vĩ mô Việt Nam trong quý I.
Thứ nhất, nền kinh tế đã đón nhận một kết quả ấn tượng với mức tăng GDP đạt 7,4%, cao nhất trong một thập kỷ qua.
Trong đó, ngành công nghiệp và xây dựng ghi nhận mức tăng trưởng vượt bậc, đạt 10%, chủ yếu đến từ việc hoạt động mở rộng sản xuất của Samsung.
Chỉ số sản xuất công nghiệp — IIP trung bình động 12 tháng cho mặt hàng máy tính, điện tử và sản phẩm quang học tăng liên tục từ tháng 5/2017.
Bên cạnh đó, Formosa cũng quan tâm đặc biệt đến sự tăng trưởng đáng kể của thép thô (tăng 80,8% so với cùng kỳ năm trước) và thép thanh, góc (tăng 26,5% so với cùng kỳ năm trước) sau gần 1 năm tổ hợp thép đầu tiên đi vào hoạt động.
Theo kế hoạch kinh doanh của Formosa, lò thứ hai sẽ bắt đầu hoạt động vào tháng 5 năm 2018, nâng cao công suất ước tính lên 5 triệu tấn/năm vào năm 2018.
Thứ hai, Việt Nam đang được xem là trung tâm chính sách "Làn gió phương nam mới" của Hàn Quốc.
Báo cáo của Rồng Việt nhận định các sản phẩm máy tính, điện tử và sản phẩm quang học vẫn là một trong những mặt hàng chủ lực của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2018 nhờ sự đầu tư mới và mở rộng sản xuất của các "Chaebols" như Samsung, LG…
Trong lịch sử, đã có những ghi nhận mối tương quan dương ngày ngày càng chặt chẽ giữa tăng trưởng GDP của Việt Nam với doanh thu từ 4 nhà máy Samsung tại đây gồm: SEV, SEVT, SEHC và SDV.
Theo đó, mặc dù sự phụ thuộc vào hoạt động của khối FDI sẽ làm nền kinh tế trong nước nhạy cảm hơn với các yếu tố bên ngoài nhưng năm 2018 dự kiến vẫn là một năm tốt. GDP cả năm được dự báo tăng 7%.
Việt Nam cũng đang được xem là trọng tâm của chính sách "Làn gió phương nam mới" của Hàn Quốc. Chính sách này là việc Hàn Quốc sẽ tăng cường giao lưu, hợp tác với ASEAN, nâng tầm mối quan hệ lên tương đương 4 cường quốc là Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Liên minh châu Âu.
Theo Rồng Việt, kim ngạch thương mại hai chiều Việt — Hàn ước đạt 100 tỷ USD vào năm 2020, tương đương mức tăng bình quân hàng năm trên 18% trong 3 năm tới. Tốc độ tăng trưởng tuy thấp hơn tốc độ bình quân hàng năm gần 24% trong giai đoạn 2009-2017, nhưng đủ mạnh để thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam đi lên.
Thứ ba là những thay đổi chính sách đối ngoại của Việt Nam do chủ nghĩa bảo hộ thương mại.
Tổng thống Donald Trump vẫn đang theo đuổi các thỏa thuận thương mại công bằng với khẩu hiệu "Nước Mỹ trước tiên".
Theo đó, ông Trump đã ký một sắc lệnh yêu cầu Văn phòng của Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) xem xét tất cả các thỏa thuận và hoạt động thương mại với các đối tác, đặc biệt là các nước tạo ra thâm hụt thương mại của Mỹ, trong đó có Việt Nam, xếp thứ 5.
Dù vậy, hiện vẫn còn quá sớm để nghĩ đến một cuộc chiến thương mại cũng như những tác động kinh tế rõ nét tới Việt Nam, theo báo cáo của Rồng Việt. Dù vậy, viễn cảnh khó khăn cho môi trường thương mại là rõ nét.
Điều này đã thúc đẩy Chính phủ Việt Nam có các biện pháp ứng phó nhanh với tình hình mới. Đối với Mỹ, Hiệp định Khung về Đầu tư và Thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ (TIFA) đã trở lại vào tháng 3/2017 sau khi Hoa Kỳ chính thức rút khỏi TPP vào tháng 1/2017.
TIFA được coi là một sự mở rộng cho Hiệp định Thương mại Song phương Việt Nam — Hoa Kỳ (BAT) với mục đích thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa hai nước.
Tuy nhiên, quá trình đàm phán đã bị dừng lại từ năm 2011 khi các nhà lãnh đạo Việt Nam tập trung theo đuổi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Sau khi Hoa Kỳ chính thức rút khỏi TPP vào tháng 1/2017, Việt Nam không có lựa chọn là quay lại với các cuộc họp TIFA vào tháng 3/2017.
Đồng thời, Hiệp định Thương mại Tự do EU — Việt Nam (EVFTA) đã được khởi động lại sau hơn một năm bị trì hoãn.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã ký Quyết định số 213 phê duyệt Đề án "Tăng cường hợp tác đầu tư và thương mại song phương giữa Việt Nam và các nước đối tác chiến lược" nhằm thúc đẩy và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu của Việt Nam.
Nguồn: Trí thức trẻ