Cảnh sát biển Việt Nam sẽ được phép chiến đấu bảo vệ chủ quyền?

Dự thảo luật Cảnh sát biển Việt Nam nêu rõ chức năng của lực lượng cảnh sát biển Việt Nam là bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên biển.
Sputnik

Cụ thể, tại khoản 2 điều 4 dự thảo Luật quy định:

"Việt Nam chỉ là "hạ quốc": Học giả Trung Quốc bình luận chiến lược của Hà Nội ở Biển Đông

"Cảnh sát biển Việt Nam có chức năng bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên biển; quản lý về an ninh, trật tự, an toàn, môi trường biển và bảo đảm việc chấp hành pháp luật Việt Nam, các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên".

Trình bày tờ trình của Chính phủ tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 10.4, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Lê Chiêm cho hay, Nghị quyết Hội nghị T.Ư 8, khóa 9 về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới đã có chủ trương ghi nhận về sử dụng sức mạnh và các biện pháp "phi vũ trang" để giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

19 năm qua, cảnh sát biển Việt Nam đã đóng vai trò nòng cốt, chủ trì phối hợp với các lực lượng phi quân sự khác trong thực thi pháp luật bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán trên biển; đồng thời, sẵn sàng phối hợp với các lực lượng vũ trang trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng thời bình và sẵn sàng chiến đấu, tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc khi có xung đột biển đảo và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

Lực lượng CSB Việt Nam và Trung Quốc tiến hành hội đàm trên tàu 3303.

Bí thư Nghĩa nói sự thật: "Tàu cá nước họ là lực lượng vũ trang giả dạng"
Thực tế, các quốc gia lớn đã và đang sử dụng biện pháp dân sự, pháp luật để xâm chiếm và xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền trên biển thông qua "quyền tự do hàng hải", "quyền đi qua vô hại"; khảo sát, đặt giàn khoan…. Do đó, nếu dùng lực lượng hải quân bằng biện pháp quân sự thì tính phức tạp và nhạy cảm tăng lên.

Trong khi đó, pháp lệnh Cảnh sát biển Việt Nam (ban hành 1998) hiện chưa quy định chức năng bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia theo quy định pháp luật cho cảnh sát biển Việt Nam.

"Điều này là chưa phù hợp thực tiễn quản lý và bảo vệ biển, đảo Việt Nam trong tình hình mới. Do đó, cần thiết phải quy định chức năng này cho cảnh sát biển Việt Nam trong văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất là luật", ông Chiêm nhấn mạnh.

Cho ý kiến dự thảo Luật, hầu hết thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều nhất trí việc bổ sung vị trí, chức năng của cảnh sát biển Việt Nam trong dự thảo Luật. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng cần phải xác định rõ địa vị pháp lý cũng như phạm vi hoạt động của lực lượng này.

Tàu CSB 8020 đã về tới, sẵn sàng bảo vệ biển Việt Nam
Ông Võ Trọng Việt, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng an ninh của Quốc hội, cho biết Ủy ban này nhất trí với quy định cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng vũ trang nhân dân (khoản 1, điều 4 — PV). Tuy nhiên, để phù hợp với quy định tại Hiến pháp và luật Quốc phòng, nhất là trong tình hình hiện nay, ông Việt cho rằng, ban soạn thảo cần thể hiện rõ hơn địa vị pháp lý cảnh sát biển Việt Nam.

Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng, dự luật cần xác định nguyên tắc, tiêu chí phối hợp hoạt động giữa cảnh sát biển và các lực lượng, cơ quan khác làm nhiệm vụ trên biển nếu không sẽ rất lúng túng trong việc phối hợp. "Theo ý kiến của tôi thì dự Luật chưa đảm bảo tính cụ thể để khi luật có hiệu lực thì cảnh sát biển và các lực lượng chức năng khác thuận lợi trong thực thi nhiệm vụ của mình", ông Lưu nói.

 Theo: Thanh Niên

Thảo luận