Vệt nước màu vàng hồng bất thường trên biển Quảng Bình là do đâu?

Theo người dân địa phương, hiện tượng nước biển ven bờ đổi màu vàng hồng vào sáng 10/4 ở xã Quảng Đông.
Sputnik

Vệt nước màu vàng hồng trên biển Quảng Bình do xác vi sinh vật phân hủy.

Kiểm tra vệt nước màu vàng xuất hiện dọc bờ biển ở Thừa Thiên - Huế

Đó là kết luận ban đầu của Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Quảng Bình sau kiểm tra, phân tích hiện tượng vệt nước biển ven bờ ở xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch tự nhiên đổi màu vàng hồng sáng 10/4.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Bình, qua kiểm tra bằng cảm quan tại khu vực xảy ra hiện tượng nước biển đổi màu không thấy có váng dầu mỡ. Kết quả kiểm tra, phân tích mẫu nước biển đổi màu cho thấy các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước biển (QCVN 10:2015/BTNMT).

Việt Nam: Vệt nước hồng dài hơn 100 m ở biển Vũng Áng
Riêng chỉ tiêu Amoni (NH4+ — tính theo Ni tơ) có vượt quy chuẩn 2,46 lần nhưng không có yếu tố hoá chất nguy hại mà nhận định do xác vi sinh vật phân huỷ tạo ra, có thể là do trứng của loài nhuyễn thể biển mà ở Quảng Bình thường gọi là khuyếc, còn một số nơi gọi là ruốc biển. 

Theo người dân địa phương, hiện tượng nước biển ven bờ đổi màu vàng hồng vào sáng 10/4 ở xã Quảng Đông vẫn thường diễn ra hàng năm vào mùa khuyếc sinh sản. Năm 2017, hiện tượng nước biển ven bờ ở xã này cũng đổi màu vàng hồng vào ngày 17/2/2017. 

Vào sáng 10/4, vùng biển ven bờ ở xã Quảng Đông đột nhiên xuất hiện vệt nước màu vàng hồng không liên tục với tổng chiều dài khoảng 500m, rộng khoảng 20 m khiến nhiều người quan tâm tìm hiểu. Ngay sau khi nhận được thông trên, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Bình đã phối hợp với các đơn vị chức năng kịp thời kiểm tra, phân tích và bước đầu có kết luận về hiện tượng này.

 Theo: TTXVN

Thảo luận