"Không ai đứng ngoài cuộc chiến bảo vệ thanh danh của Đảng"

“Thông điệp của Tổng Bí thư một lần nữa khẳng định quyết tâm của Đảng là không khoan nhượng với bất kỳ ai chần chừ, đứng ngoài cuộc chiến bảo vệ thanh danh của Đảng, bảo vệ sự thanh liêm của bộ máy và lợi ích của quốc gia, dân tộc” - Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân đánh giá như vậy về thông điệp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Sputnik

Sức nóng lan tỏa từ cuộc chiến chống tham nhũng

Ngày 10.4, kết luận trong cuộc họp của Ban Bí thư, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định "trong cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng (PCTN) nếu ai cảm thấy cản trở, nhụt chí thì dẹp sang một bên cho người khác làm". Thông điệp này của Tổng Bí thư cho ta thấy điều gì, thưa ông?

— Đây là một thông điệp vô cùng mạnh mẽ, đanh thép của người vừa đứng đầu Đảng, vừa đứng đầu Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN trong bối cảnh cuộc chiến chống giặc nội xâm đã và đang đạt được nhiều kết quả quan trọng, làm nức lòng nhân dân cả nước.

Ở Việt Nam không còn ai bao che cho những quan chức cấp cao bị tham nhũng
Thông điệp này một lần nữa khẳng định quyết tâm của Đảng là không khoan nhượng với bất kỳ ai chần chừ, đứng ngoài cuộc chiến bảo vệ thanh danh của Đảng cầm quyền, bảo vệ sự thanh liêm của bộ máy và lợi ích của quốc gia, dân tộc.

Có thể nói thông điệp này đã củng cố thêm ý chí chống tham nhũng đến cùng của Đảng và củng cố thêm niềm tin đang lan tỏa trong mọi tầng lớp nhân dân.

Những kết quả tích cực từ công tác chỉ đạo xử lý nhanh, đúng người, đúng tội, không có vùng cấm với sự nghiêm minh của pháp luật trong các vụ đại án vừa qua đã và đang làm cho sức nóng của cuộc chiến chống tham nhũng, lạm dụng quyền lực được lan tỏa và có sức lôi cuốn mạnh mẽ trong nhân dân.

Thông điệp mạnh mẽ của Tổng Bí thư sẽ làm thay đổi hoặc tác động như thế nào đến suy nghĩ của một bộ phận cán bộ, đảng viên khi cho rằng chống tham nhũng phải làm cẩn thận, nếu không sẽ phải chịu hậu quả tiêu cực?

— Thông điệp này cũng có thể coi là lời cảnh báo trong toàn hệ thống về trách nhiệm chính trị — pháp lý của những người có thẩm quyền, bổn phận gánh vác sứ mệnh thiêng liêng, buộc họ không thể đứng ngoài cuộc chiến sinh tử bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ lợi ích của đất nước, của nhân dân. Bởi tham nhũng đang làm tha hóa, biến chất tính chính danh của Đảng cầm quyền.

Ngoài ra thông điệp ấy còn khích lệ ý thức, trách nhiệm mọi công dân tham gia xây dựng Đảng, cùng với Đảng quyết tâm diệt trừ tham nhũng, bảo vệ chế độ. Chỉ có trên dưới đồng lòng, anh em hòa mục, tất cả vì mục tiêu làm trong sạch bộ máy, xây dựng củng cố một chính quyền liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.

Thông điệp của Tổng Bí thư còn là một hiệu lệnh tối quan trọng để toàn hệ thống tự mình chỉnh đốn đội ngũ, xốc lại đội hình, sàng lọc đội quân tinh nhuệ để thực hiện sứ mệnh vô cùng thiêng liêng trong điều kiện hiện nay, khi mà tham nhũng đã và đang trở thành quốc nạn.

Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân

Không chỉ cần quyết tâm chính trị…

Trong công tác PCTN, ngoài việc thể hiện quyết tâm chính trị, hiện chúng ta đang bổ sung các quy định pháp luật. Dự thảo Luật PCTN mới đây có đề xuất đánh thuế đến 45% tài sản bất minh. Quan điểm của ông về việc này ra sao?

— Để PCTN hiệu quả đương nhiên không chỉ cần quyết tâm chính trị, mà còn phải củng cố công cụ, phương tiện PCTN. Đó là hệ thống pháp luật nói chung và Luật PCTN nói riêng.

Để PCTN hiệu quả còn có vai trò của công tác cán bộ, bởi chính đây là nguyên nhân của mọi nguyên nhân. Dự thảo Luật lần này phải làm sao siết chặt, rào chặt hành lang pháp lý để ngăn chặn điều kiện tham nhũng, đó là vấn đề hết sức quan trọng.

Trong đó, việc quy định cụ thể về minh bạch tài sản là nội dung đã được quy định từ lâu, nhưng thực hiện hạn chế. Do vậy, cần phải khắc phục điều này, bằng cách công khai, minh bạch để nhân dân giám sát.

Đối với tài sản kê khai không chứng minh được nguồn gốc thì việc sửa đổi nội dung có liên quan đến các đạo luật khác, trong đó có Bộ luật Dân sự về việc xác định quyền sở hữu.

Người dân và báo chí Cuba nói gì về chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng?
Đưa ra cách thức xử lý tài sản không chứng minh được nguồn gốc là điều cần thiết, nhưng không vì thế mà đồng nhất với tài sản do tham nhũng mà có.

Vấn đề là chúng ta phải tạo ra cơ chế kiểm soát tài sản ngay từ khi nó hình thành. Nếu đưa ra mức thuế 45% đánh vào tài sản không rõ nguồn gốc chẳng khác nào khoác chiếc áo hợp pháp cho kẻ tham nhũng, lại tránh được sự trừng trị của pháp luật hình sự. Do vậy, cần phải bàn bạc kỹ lưỡng vấn đề này.

Nguồn: danviet

Thảo luận