Liệu Việt Nam có cần phải hợp pháp hóa mại dâm hay không?

Dự án thiết lập ba khu kinh tế đặc biệt của đất nước, ở đó về mặt pháp lý sẽ có "khu đèn đỏ" hoạt động gây ra phản ứng dữ dội chưa từng có trong xã hội Việt Nam.
Sputnik

Các ý kiến ủng ​​hộ và phản đối việc hợp pháp hóa mại dâm nổ ra không chỉ giữa các công dân bình thường và giữa các nhà báo, mà còn trong giới quan chức. Và đáng chú ý là đại diện của hai cơ quan cấp bộ quan trọng nhất trong vấn đề này — Bộ Lao động và Bộ Tư pháp —  cũng đang nói về sự cần thiết phải tiến hành việc chỉ đạo đưa hiện tượng khá phổ biến này đi vào quỹ đạo của việc hợp thức hóa. Cho dù thực tế rằng hiện nay Quyết định về phòng, chống mại dâm đang có hiệu lực tại Việt Nam, số lượng "gái mại dâm" dao động từ 15 000 theo báo cáo từ cá địa phương đến gần 300.000 người, như con số được nêu trong một bản nghiên cứu được tiến hành bởi Liên Hiệp Quốc. Tổ chức Lao động Quốc tế đưa ra con số 101 272 người, với hơn 30.000 trong số họ là đàn ông.

Mại dâm ở Việt Nam có cấm cũng vẫn làm, hợp pháp hóa cũng chẳng để làm gì

Nếu các nhà chức trách Việt Nam sẽ quyết định việc hợp pháp hóa mại dâm, trong công tác quản lý lĩnh vực này của đời sống xã hội, họ chắc chắn sẽ phải sử dụng kinh nghiệm của các nước khác. Nếu nhìn vào bản đồ thế giới, nơi đánh dấu những nơi có hoạt động mại dâm ở các nước khác nhau, chúng ta có thể thấy rằng màu đỏ lệnh cấm ngập tràn phần lớn trên lãnh thổ của châu Á, châu Phi và Đông Âu, còn khu vực Tây bán cầu — là Hoa Kỳ. Tây Âu, Úc, Canada và Nam Mỹ sơn màu xanh lá cây — màu sắc cho biết hoạt động mại dâm được cấp phép. Thái độ đối với tệ nạn mại dâm trên thế giới là đối nghịch: với hình phạt tử hình ở các nước Hồi giáo cho đến việc tạo điều kiện thuận lợi cho công việc và thanh toán lương hưu ở những nước tự do Tây Âu. Trong trường hợp mại dâm là được luật pháp cho phép, quy định về tuổi vị thành niên đối với cả người bán và người mua dịch vụ quan hệ tình dục, ở nhiều quốc gia cấm nhà thổ và bọn ma cô. Ở Nam Mỹ, nhà nước đã buộc phải áp dụng pháp luật để bảo vệ "nữ tư tế của tình yêu", bởi vì kể từ cuối thế kỷ 20 hiện nay vẫn tồn tại chế độ nô lệ tình dục, và một nửa trong số những người nô lệ liên quan đến việc bị lôi cuốn vào mạng lưới tội phạm là trẻ vị thành niên. 

Từ "nhà thổ của châu Âu" đến chợ gái mại dâm Việt Nam: Vì sao không nên hợp pháp hóa?
Tình trạng mại dâm như thế nào tại các nước láng giềng của Việt Nam trong khu vực?

Không một quốc gia Đông Nam Á nào chính thức cho phép hoạt động mại dâm. Tuy nhiên, Thái Lan được coi là thủ phủ của "du lịch sex" châu Á. Và trong thành phố chính của người Hồi giáo Malaysia, Kuala Lumpur, các cơ sở massagequán bar với gái mại dâm nhiều hơn cả ở Sydney, Melbourne và London cộng lại. Tuy nhiên, phần lớn các "cô gái mua vui" ở đây — là những người xuất thân từ Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar, Lào, Campuchia và Việt Nam.

Có thể tham khảo thời kỳ quá khứ của Việt Nam. Trong thời kỳ Pháp thuộc, hoạt động mại dâm tại Việt Nam đã được hợp pháp. Người phụ nữ chính thức làm nghề mại dâm cần phải có giấy phép và đóng thuế.

Nhưng những người đã làm việc bất hợp pháp, không có giấy phép, nhiều gấp mười lần, như Tiến sĩ Sử học Đặng Thị Vân Chi ở Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) nói với Sputnik.

Tranh cãi trái chiều xung quanh việc công nhận mại dâm là một nghề

"Những tờ báo tiếng Việt trong những năm 30 của thế kỷ 20 viết: "Ở Sài Gòn 400 phụ nữ có giấy phép hành nghề và mấy ngàn người hoạt động mại dâm. Tại Hà Nội có 5000 gái mại dâm, và 99% trong số họ nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục". Sự lây lan của bệnh tình dục đã trở thành một tai họa thực sự của xã hội và buộc công chúng nói về vấn đề mại dâm. Chính quyền thực dân đã thực hiện nhiều biện pháp ngăn chặn sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm, chủ yếu là do những lo ngại về sức khỏe và an toàn của người lính Pháp, cũng như để đảm bảo cho các xí nghiệp của họ có lực lượng lao động lành mạnh. Mở ra những bệnh viện miễn phí cho gái mại dâm bị bệnh, các khóa học được tổ chức cho việc đào tạo lại ngành nghề khác, xuất bản những tài liệu tuyên truyền cảnh báo về các bệnh lây lan qua đường tình dục. Kể từ những năm 30 đóng một vai trò lớn trong việc phổ biến kiến ​​thức và việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng là các phương tiện truyền thông. Nhưng phải thừa nhận rằng tất cả những nỗ lực này đã không đem lại kết quả đáng kể. Mại dâm vẫn không kiểm soát được, nghề này là hoạt động bất hợp pháp của những tầng lớp nghèo và thất học nhất của xã hội, những người tiếp tục là nguồn gốc lây lan căn bệnh tình dục. Những tờ báo hàng đầu của Pháp ghi nhận rằng mại dâm là vấn đề xã hội, và giải pháp của nó là cần thiết thay đổi trật tự xã hội và kinh tế ", — Tiến sĩ Vân Chi thông báo.

Mại dâm — một hiện tượng có mặt trong mọi lối sống xã hội và kinh tế. Khi quyết định thông qua pháp luật về hợp pháp hóa hoặc cấm mại dâm, các nhà chức trách phải xem xét nhiều yếu tố và tính toán những hậu quả không thể tránh khỏi trong việc thực hiện những quyết định này.

Thảo luận