"Ảo thuật gia" Hứa Thị Phấn chiếm đoạt 6.300 tỷ rồi...bệnh liệt giường

Ngay khi hành vi sai phạm bị phanh phui, đại gia Hứa Thị Phấn nhập viện khẩn cấp với chẩn đoán tiểu đường tuýt 2. Gần tới ngày hầu tòa, bà Phấn vẫn thể hiện thái độ bất hợp tác với CQĐT, không chịu khai.
Sputnik

Sáng nay 17/4, Tòa án nhân dân (TAND) TP HCM cho biết, phiên tòa xét xử sơ thẩm "đại gia" Hứa Thị Phấn cùng 27 đồng phạm trong vụ án "Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đại Tín (TrustBank, nay là Ngân hàng thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam — VNCB) sẽ diễn ra từ ngày 8 đến 31/5.

Vì sao tòa trả hồ sơ đại án Phạm Công Danh - Trầm Bê?

Đáng chú ý, ngay sau khi sai phạm của bà Hứa Thị Phấn và đồng phạm bị phanh phui, trước khi CQĐT khởi tố vụ án, nữ "đại gia" này bất ngờ "lên máu", phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng huyết áp tăng ¾ và tiểu đường tuýp 2. Đến nay bà Phấn vẫn nằm điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Tân Hưng.

Kết luận điều tra nêu rõ, khi cán bộ đến bệnh viện lấy lời khai của bị can, bà Phấn luôn trong tình trạng khó tiếp xúc, gọi hỏi không trả lời. CQĐT đã kiến nghị, trong quá trình xét xử, tòa cần xem xét hành vi bất hợp tác của bà Phấn để xử lý nghiêm.

Phiên tòa xét xử nữ đại gia Hứa Thị Phấn cùng đồng phạm do thẩm phán Phạm Lương Toản (Chánh tòa Hình sự TAND TP HCM) làm chủ tọa.

Những điểm lạ trong đại án Hứa Thị Phấn
Hiện nay, để đảm bào thi hành án, tài khoản của các bị cáo trong vụ án có liên quan đến vụ chiếm đoạt hơn 6.300 tỷ đồng tại TrustBank đã bị phong tỏa, hàng trăm bất động sản bị kê biên.

Ngoài ra, trong vụ án này, đồng phạm của Phấn là Hứa Xưởng (nguyên thành viên HĐQT TrustBank) ký các giấy tờ quan trọng trong việc mua bất động sản là căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch. Do Xưởng xuất cảnh đi Mỹ từ đầu năm 2017 nên cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố bị can, ra quyết định truy nã, khi bị bắt sẽ xử lý sau.

"Nút thắt cần mở" trong đại án Phạm Công Danh
Phiên tòa xét xử Hứa Thị Phấn sẽ do thẩm phán Phạm Lương Toản (Chánh tòa Hình sự TAND TP HCM, người từng là chủ tọa trong cả 2 phiên xét xử đại án Phạm Công Danh và đồng phạm) làm chủ tọa.

Đại diện Viện KSND TP tham gia phiên tòa theo sự phân công của Viện KSND Tối cao là ông Đỗ Mạnh Bông và 2 bà Quỳnh Lan, Lê Thị Đông.

"Trong vụ án này, có 63 nguyên đơn dân sự là các ngân hàng khác và hàng loạt các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tề được triệu tập", thông tin của TAND TP HCM.

Theo đó, các ngân hàng gồm VNCB, An Bình, Hàng Hải, Phương Đông, Đại Dương… Riêng các tập đoàn, doanh nghiệp bị triệu tập có những "ông lớn" như Tập đoàn Thiên Thanh, Tập đoàn Mai Linh, Công ty Phương Trang…

Phiên tòa cũng sẽ triệu tập bị án Phạm Công Danh, là người đại diện toàn bộ cá nhân góp vốn cổ phần của nhóm đầu tư Thiên Thanh. HĐXX còn triệu tập 115 cá nhân tham dự phiên tòa với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Nữ "đại gia" cùng đồng phạm "nuốt" hơn 6300 tỷ như thế nào?

Ông Trần Bắc Hà đi Singapore trị ung thư gan?
Theo cáo trạng của Viện KSND TP HCM, lợi dụng việc nằm giữ hơn 84% vốn điều lệ (cổ đông lớn), có quyền chi phối, điều hành mọi hoạt động của TrustBank, Phấn đã thông qua Lâm Kim Dũng, Bùi Thị Kim Loan và Ngô Kim Huệ chỉ đạo Công ty TrustAsset (công ty sân sau của TrustBank) tiến hành thẩm định giá (dù không có chức năng thẩm định giá), nâng khống giá trị căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch thuộc sở hữu của Phấn lên cao gấp 8 lần giá trị thị trường (1.268 tỷ đồng).

Sau đó, các bị cáo này sang nhượng qua lại, cuối cùng bán cho TrustBank, chiếm đoạt 1.105 tỷ đồng. Bị cáo Phấn còn chỉ đạo thuộc cấp thực hiện các hành vi trái pháp luật trong việc lập, hoạch toán chứng từ, thu chi, thực hiện giao dịch, hoạch toán khống trên hệ thống SmartBank.

Từ hành vi gian dối này, Phấn chỉ đạo lấy chữ ký khách hàng, hoàn thiện thủ tục giao dịch nhằm rút và sử dụng bất hợp pháp tổng số tiền hơn 5.256 tỷ đồng.

Theo: Kiến Thức

Thảo luận