PVC có nguy cơ "nát be bét" như thời Trịnh Xuân Thanh

Sau 3 năm báo lãi, Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) bất ngờ lỗ đậm 416 tỷ đồng trong năm 2017, nâng tổng mức lỗ luỹ kế lên gần 3.400 tỷ đồng.
Sputnik

Báo cáo hợp nhất năm 2017 được kiểm toán của Tổng công ty Cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC — mã CK: PVX) cho thấy, tình hình kinh doanh tiếp tục chìm vào thua lỗ.

Đại án mất 800 tỷ đồng, ông Thăng ví như "lấy người vợ mà chồng trước đã chết"

Mặc dù năm 2016, Tổng công ty trực thuộc tập đoàn Dầu khí Việt nam (PVN) chỉ lãi vỏn vẹn 36 tỷ đồng, nhưng đó vẫn là kết quả đáng mừng nếu so với con số lỗ hợp nhất sau thuế 416 tỷ đồng trong năm 2017.

Tổng số lỗ lũy kế tính đến thời điểm 31/12/2017 của PVC tăng lên mức 3.377 tỷ đồng, tiệm cận mức vốn góp của chủ sở hữu (4.000 tỷ đồng).

Trước đó, PVC trong thời kỳ 2011-2013 thua lỗ 3.300 tỷ gắn liền với giai đoạn điều hành của các ông Trịnh Xuân Thanh — Vũ Đức Thuận, đã biến PVC từ một thành viên hàng đầu trở thành 'cục nợ' của PVN.

Hiện tại, PVN đang sở hữu 54,47% vốn tại PVC — tương ứng số tiền 2.718 tỷ đồng.

Trịnh Xuân Thanh (trái) và Vũ Đức Thuận (phải) thời làm lãnh đạo tại PVC.

Trịnh Xuân Thanh khóc, xin lỗi Tổng Bí Thư: "Mong bác tha thứ"
Ngoài khoản lỗ lũy kế "khủng", PVC còn phải gánh khoản vay quá hạn ngân hàng 295 tỷ đồng. Các vấn đề trên được đơn vị kiểm toán nhấn mạnh trong BCTC và lưu ý "có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của Tổng công ty trong 12 tháng tới".

Lý giải về tình hình kinh doanh bết bát của Tổng công ty, Tổng giám đốc Nguyễn Đình Thế cho hay:

"Năm 2017, các công ty con hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, xây lắp tiếp tục gặp khó khăn, kết quả thua lỗ kéo theo lợi nhuận hợp nhất của Tổng công ty giảm".

Đơn vị kiểm toán cũng liệt kê hàng loạt ý kiến kiểm toán liên quan đến các công ty con của PVC, trong đó có CTCP Bất động sản Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC Land) — đơn vị từng bị Tòa án Nhân dân TP.HCM quyết định mở thủ tục phá sản.

Chậm bàn giao nhà cho cư dân, dự án PetroVietnam Landmark bị phong toả tài sản.

Liệu ông Đinh La Thăng và "những đứa con béo khỏe" ở PVN, PVC có trả lại 119 tỷ?
PVC Land là chủ đầu tư dự án PetroVietnam Landmark — dự án đình đám tại khu Đông TP.HCM hồi năm 2010. Do lượng cầu quá lớn nên chủ đầu tư đã phải tiến hành bốc thăm để lựa chọn người mua nhà. Tổng số tiền PVC Land đã thu được từ khách hàng đến cuối năm 2011 gần 500 tỷ đồng.

Tuy vậy, đơn vị này đang phải đối mặt với những lùm xùm kiện cáo của khách hàng do chậm bàn giao căn hộ. Đến cuối năm 2017, nợ ngắn hạn của PVC Land vượt quá tài sản ngắn hạn với số tiền khoảng 310,3 tỷ đồng, lỗ lũy kế gần 201,9 tỷ đồng và các vấn đề khác ảnh hưởng tới khả năng hoạt động liên tục của PVC Land. Các dấu hiệu này cho thấy giả định PVC-Land hoạt động liên tục có phù hợp hay không phụ thuộc vào khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn của công ty này.

Ngoài ra, khoản đầu tư tại các công ty liên kết thua lỗ tới hơn 90% tổng giá trị đầu tư cũng là điều đáng bàn tại PVC thời hậu Trịnh Xuân Thanh. Tổng vốn đầu tư vào 12 công ty liên kết là 780 tỷ đồng, tuy nhiên lỗ luỹ kế đã lên tới 716 tỷ đồng. Doanh thu từ  các công ty này là 187 tỷ đồng, giảm 80% so  với năm 2016. Lỗ thuần là 111 tỷ đồng.

Biệt thự sáng đèn của Vũ "nhôm" và cái lưng còng bất ngờ của Trịnh Xuân Thanh
Nhiều khoản đầu tư phải trích lập phần lớn như tại CTCP Khách sạn Lam Kinh: đầu tư 200 tỷ đồng, trích lập 124 tỷ đồng; CTCP Đầu tư Xây lắp dầu khí Sài Gòn: Đầu tư 180 tỷ đồng, trích lập 167 tỷ đồng…

Tại ngày 31/12/2017, vay nợ tài chính ngắn hạn của PVC là 721 tỷ đồng, trong đó nợ quá hạn là 295 tỷ đồng (cùng kỳ 2016 là 299 tỷ đồng). Nợ dài hạn là 1.553 tỷ đồng, chủ yếu là các khoản vay tín chấp (1.246 tỷ đồng).

Một số chủ nợ  lớn của PVC là Oceanbank (1.075 tỷ đồng), PVcombank (312 tỷ đồng), LienVietPostBank (291 tỷ đồng), Vietinbank (261 tỷ đồng). 

Theo: Người Đưa Tin

Thảo luận