Trung Quốc mua lại các công ty Đức: Cơ quan đặc nhiệm Đức "gióng chuông cảnh báo"

Hoạt động tích cực của Trung Quốc trên thị trường Đức hiện giờ cao hơn bao giờ hết.
Sputnik

Hans-Georg Maassen, người đứng đầu Văn phòng liên bang về Bảo vệ Hiến pháp — cơ quan tình báo trong nước của Đức quan ngại về tình huống này, ông đề cập đến "nguy cơ đối với an ninh nội bộ quốc gia". Chuyên gia Trung Quốc trấn an: "Đây là một thực tế phổ biến thông thường".

"Không cần phải tiến hành hoạt động gián điệp (…), nếu  có thể mua công ty thích hợp", — Maassen nói trong cuộc phỏng vấn với "Süddeutsche Zeitung" vào ngày 11 tháng Tư.

Việt Nam được gì và mất gì trong cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc?
Cùng với những tác động đầu tư tích cực, ví dụ, đối với chỗ làm, cần phải luôn luôn ghi nhớ "những nguy cơ đối với an ninh quốc gia", Maassen nói. Thực tế là  tất cả mọi doanh nghiệp Trung Quốc đều có nghĩa vụ hợp tác với các cơ quan đặc nhiệm của Trung Quốc, ông nhấn mạnh. Do đó, dữ liệu bí mật có thể bị rò rỉ.

Cộng tác viên Viện Nghiên cứu tài chính Đại học Renmin của Trung Quốc Liu Ying nói rằng trên thực tế, trong số  lượng  giao dịch mua lại gia tăng không có gì bất thường: ở đây đang nói về "mối quan hệ thương mại mạnh mẽ lành mạnh giữa Trung Quốc và Đức", — ông nói trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.

"Họ không có gì để làm với gián điệp công nghiệp, bởi vì việc các công ty Trung Quốc mua lại các công ty Đức là có lợi cho phía Đức: vì có một làn sóng tiền mới đổ vào và tạo ra công ăn việc làm. Ngoài ra, các doanh nghiệp Đức được tiếp cận với thị trường Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng, và điều này rất đáng mừng", ông Liu nhấn mạnh.

Chuyên gia: Điều gì có thể ngăn chặn cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc?
Việc hợp nhất lực lượng hai cường quốc công nghiệp chỉ mang lại lợi ích — đối với cả Trung Quốc và cả với Đức, ông nói: "Không có hậu quả tiêu cực".

"Các tập đoàn xuyên quốc gia mua tài sản trên khắp thế giới",- chuyên gia giải thích. — Tiếp theo chuỗi giá cả và chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng ngày càng trở nên mang tính toàn cầu. Do đó, việc phân phối toàn cầu về sản xuất, nghiên cứu và phát triển, cũng như các mạng lưới phân phối ngày nay là một thực tiễn chung. Hoạt động của Trung Quốc ở các thị trường nước ngoài không liên quan gì đến tình báo thương mại và công nghệ. Trung Quốc đơn giản trở thành một nhà đầu tư toàn cầu".

Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên trong thực tế hiện nay số lượng giao dịch mua lại càng gia tăng.

Thảo luận