Tướng Lê Văn Cương: "Công an tự lấy dao cắt vào chính mình"

Tướng Lê Văn Cương: 'Tôi tin Bộ Công an làm tới cùng'!
Sputnik

Liên quan vụ Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Phan Hữu Tuấn (sinh năm 1955, nguyên Tổng cục phó Tổng cục Tình báo, Bộ Công an) về hành vi Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước, thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược (Bộ Công an) khẳng định việc khởi tố, bắt tạm giam ông Tuấn và những cán bộ từng công tác trong ngành công an thời gian qua thể hiện khi đã "nhúng chàm", họ có "hạ cánh" 10 năm, 20 năm hay nhiều hơn nữa vẫn bị xử lý nghiêm minh.

Từ vụ PMU18 đến cựu sĩ quan tình báo Vũ Nhôm: Lỗ hổng trong hệ thống chính trị Việt Nam

'Công an tự lấy dao cắt vào chính mình'

"Là một sĩ quan công an, 40 năm trong lực lượng, khi nghe tin trên tôi cảm thấy rất buồn", đó là lời đầu tiên ông Cương bình luận về vụ việc với Zing.vn.

Tướng Cương cho rằng những sĩ quan công an đứng ở hàng ngũ lãnh đạo của Tổng cục mà còn "nhúng chàm", bị xử lý bằng hình sự thì đó là điều đau buồn. Qua vụ việc, ông nói Bộ Công an phải xem lại cách quản lý nhân sự trong đội ngũ của mình.

Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược (Bộ Công an).

Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an chia sẻ qua vụ việc mới thấy câu nói của người xưa không bao giờ sai:

"Lòng tham vô đáy". Ở trên đời đời ai cũng muốn có tiền và quyền lực. Nhưng khác nhau ở chỗ kiếm tiền bằng cách nào và đồng tiền họ kiếm sạch hay vấy bùn.

Ông Nguyễn Thanh Hóa, Phan Văn Vĩnh, ông Phan Hữu Tuấn từng là cán bộ cấp cao của ngành công an nhưng vượt qua "vạch đỏ" và không giữ được phẩm chất của một chiến sĩ. Họ đã bôi lên truyền thống của ngành một vết nhơ. Có lẽ lực lượng công an rất bất bình về họ.

Đại án cựu sĩ quan tình báo Vũ "nhôm": "Bí thư, Chủ tịch bảo tôi phải làm chứ sao giờ?"
Theo ông Cương, ông Phan Hữu Tuấn liên quan đến Phan Văn Anh Vũ đến đâu và như thế nào thì cơ quan điều tra sẽ có kết luận sau này. Nhưng phải nói rằng những cán bộ có trình độ lý luận, chuyên môn cao mà tiếp tay, chống lưng cho tội phạm thì rất khó bị phát hiện. Bởi họ sử dụng thủ đoạn tinh vi gây khó khăn cho cơ quan điều tra.

Vì thế, tướng Cương cho rằng trong sự việc này, dư luận xã hội nên bình tĩnh, phải cho cơ quan điều tra thời gian để đưa mọi chuyện ra ánh sáng. Án tại hồ sơ, biết họ phạm tội nhưng phải có chứng cứ, xác định được thời điểm xảy ra sự việc, hậu quả đến đâu… mới có thể xử lý được.

"Tôi tin tưởng Bộ Công an làm đến cùng, không nương nhẹ ai cả. Việc bắt cựu quan chức cấp cao chẳng khác nào ngành công an đang tự lấy dao cắt vào chính mình. Sau những vụ việc này, công an sẽ trưởng thành và quản lý nhân sự, cán bộ tốt hơn", tướng Cương nhấn mạnh.

Lưới trời lồng lộng

Vụ Vũ "nhôm": Khởi tố hai vị nguyên Chủ tịch Đà Nẵng
Thiếu tướng Lê Văn Cương nói việc bắt ông Phan Hữu Tuấn, ông Phan Văn Vĩnh hay ông Nguyễn Thanh Hóa thể hiện khi phạm pháp, quan chức "hạ cánh" chưa chắc đã an toàn. Dù nghỉ hưu 10 năm, 20 năm nhưng khi họ phạm tội vẫn bị truy đến cùng.

"Qua những sự việc này tôi muốn khuyên bảo các quan chức đang làm sai, có ý định làm sai hãy ngẫm lại. Hãy làm người tử tế, sĩ quan tử tế, cán bộ đảng viên tử tế đi. Lưới trời lồng lộng, không thoát được đâu", ông Cương nói.

Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an nhấn mạnh trong cuộc đấu tranh với tội phạm, trong khi hàng trăm, hàng nghìn người giữ được mình sẽ có người "nhúng chàm". Đó là điều không tránh khỏi. Những người bị khởi tố, bắt giam là sĩ quan đã tha hóa.

Trước khi Cơ quan điều tra khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Thanh Hóa (trái) và Phan Văn Vĩnh đã có thông tin đồn thổi.

Tướng tình báo Phan Hữu Tuấn để lộ bí mật Nhà nước Việt Nam
Môi trường hoạt động của công an là luồn sâu vào nơi nhiều cám dỗ. Khi vào một nơi có nhiều nước hoa, ta sẽ có mùi thơm. Ngược lại, đi vào một nơi ô nhiễm thì dễ bị nhiễm độc và sa ngã. Tướng Cương hy vọng đừng vì ông Hóa, ông Vĩnh, ông Tuấn, người dân nghi ngờ thành tựu, chiến công của ngành công an trong công cuộc bảo vệ người dân và tổ quốc.

Tướng Cương dẫn lại câu nói của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng:

"Lò đã nóng lên rồi thì củi tươi vào cũng phải cháy". Minh chứng cho câu nói đó là hàng loạt vụ bắt giữ, đưa ra xét xử quan chức cấp cao trong thời gian qua như ông Đinh La Thăng, ông Trịnh Xuân Thanh và các quan chức của ngành công an.

Ngoài ra, những người làm sai chưa đến mức phải xem xét hình sự cũng bị đem ra xử lý về mặt Đảng và cách chức. "Tôi rất tâm đắc câu nói của Tổng bí thư. Khi lò đã nóng thì bất cứ ai, ở vị trí công tác nào cũng sẽ bị xử lý. Tôi tin tưởng vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng này", thiếu tướng Lê Văn Cương chia sẻ.

Nói lời sau cùng vào sáng 17/1, ông Đinh La Thăng một lần nước xin lỗi Đảng, Nhà nước, nhân dân và xin nhận trách nhiệm thay cấp dưới vi phạm không vì mục đích tư lợi.

Việt Nam: Không cho “hạ cánh an toàn” với quan chức mắc lỗi tham nhũng
Tối 17/4, Bộ Công an cho biết liên quan đến vụ án Cố ý làm lộ bí mật nhà nước, Trốn thuế, Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ của Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ nhôm, Chủ tịch HĐQT Công ty CP xây dựng Bắc Nam 79), Cơ quan cảnh sát điều tra đã có quyết định khởi tố bị can với 7 người. Trong số này có ông Phan Hữu Tuấn.

Tối cùng ngày, Cơ quan cảnh sát điều tra đã khám xét nhà ông Tuấn ở phố Yên Phụ. Dưới sự chứng kiến của đại diện VKS, việc khám xét kết thúc lúc 21h30. Lực lượng chức năng thu giữ một số tài liệu, rồi rời đi bằng xe công vụ.

Hàng xóm cho biết ông Tuấn sống cùng vợ, con và 2 người cháu. Qua theo dõi báo chí, người dân ở phố Yên Phụ biết tin ông Tuấn bị bắt.

Nguồn: Zing

Thảo luận