Ngoại trưởng Trung Quốc tuyên bố rằng, Trung Quốc, Nepal và Ấn Độ là những người bạn và đối tác, ông bác bỏ quan điểm rằng, Nepal cần phải thực hiện sự lựa chọn giữa Trung Quốc và Ấn Độ.
Về phần mình, ông Pradeep Kumar Gyawali cho biết rằng, trong thời gian ông ở thăm Bắc Kinh, hai bên đã đạt được thỏa thuận về việc chuẩn bị báo cáo kinh tế kỹ thuật cho dự án xây dựng tuyến đường sắt xuyên biên giới Trung Quốc-Nepal. Bộ trưởng tâm sự rằng, ông có mơ ước lên tàu hiện đại tại Nepal để sang Trung Quốc qua dãy Himalaya và thưởng thức vẻ đẹp hoành tráng của dãy núi Himalaya.
"Trung Quốc không muốn để có bất kỳ cuộc đối đầu nào với Ấn Độ. Bây giờ là giai đoạn làm dịu tình hình, chứ không phải thổi phồng căng thẳng. Ở Nepal, cũng như tại Maldives, Bắc Kinh đang tìm cách bình thường hóa quan hệ với Ấn Độ, đề xuất những phương án khác nhau có thể thu hút sự chú ý của ban lãnh đạo Ấn Độ, những dự án mà cả hai bên — Trung Quốc và Ấn Độ — có thể chấp nhận được, để xuất hiện những điểm tương đồng về lợi ích chung. Về mặt chiến lược, sáng kiến của Trung Quốc có thể được xem xét như một phương án lựa chọn mà trên cơ sở đó có thể giải quyết tất cả các tranh chấp giữa Trung Quốc và Ấn Độ".
Trung Quốc, Ấn Độ và Nepal có những lĩnh vực và lợi ích chung cho sự hợp tác ba bên, - chuyên gia Liu Ying từ Viện Nghiên cứu Tài chính Trùng Dương thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc, cho biết:
"Ở Nepal, Trung Quốc và Ấn Độ có thể thiết lập sự hợp tác trong rất nhiều lĩnh vực. Trước hết phải nói về việc xây dựng cơ sở hạ tầng — đường bộ, đường sắt. Các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải là một ưu tiên trong quá trình thành lập hành lang kinh tế Trung Quốc — Nepal — Ấn Độ. Thứ hai, đó là các dự án thủy điện. Ấn Độ, cũng như Nepal, thiếu hụt nghiêm trọng nguồn năng lượng điện, trong khi đó ở Nepal có tài nguyên nước dồi dào, trong tương lai nguồn này có thể sản xuất 43 triệu KW giờ điện. Còn Trung Quốc sở hữu những công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực thủy điện, về mặt này Trung Quốc có lợi thế. Thứ ba, đó là tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp và ngành trồng trọt. Thứ tư, đây là ngành công nghiệp và ngành chế biến. Nepal phụ thuộc vào nhập khẩu nhu yếu phẩm cũng như nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp. Còn Ấn Độ có kế hoạch phát triển ngành công nghiệp trong những năm tới. Thứ năm, đây là lĩnh vực hàng không vũ trụ. Ví dụ, những dự án xây dựng sân bay. Thứ sáu, đây là ngành du lịch. Thứ bảy, thông tin liên lạc. Ví dụ, dự án xây dựng "Con đường tơ lụa kỹ thuật số". Thứ tám, đó là lĩnh vực tài chính, hiện có nhu cầu rất lớn về việc phát triển truyền thông liên lạc. Thứ chín, ngành dịch vụ. Tại Nepal, lĩnh vực này là tương đối minh bạch, trong khi đó ở Ấn Độ dịch vụ IT là rất hoàn hảo. Thứ mười, ba bên cần phải làm việc với nhau để xây dựng hành lang kinh tế Trung Quốc-Nepal-Ấn Độ".
Trong bài xã luận trên tờ Global Times của Trung Quốc số ra ngày 19 tháng 4, tác giả kêu gọi Ấn Độ tham gia hợp tác ba bên với Nepal. Tờ báo ghi nhận rằng, sự hợp tác của Trung Quốc với Nepal sẽ góp phần xây dựng Nam Á thịnh vượng và ổn định.