Nhà báo Czech: "Nga, dưới góc nhìn của tôi, không phải là "đế chế ma quỷ"

Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, nhà báo Jan Rychetský, phóng viên của tờ báo nổi tiếng ở Séc “Parlamentní listy” nói về những ấn tượng từ chuyến đi Nga trong ba tháng trên tuyến đường sắt xuyên Siberia, về số phận những lính Lê dương Tiệp Khắc trong thời gian cuộc nội chiến ở Nga.
Sputnik

Jan Rychetský: Khi tôi mới 20 tuổi, tôi đã có những quan niệm riêng về lịch sử Séc, tôi đã nhận thức được rằng, câu chuyện về những lính Lê dương Tiệp Khắc ở Nga là thú vị đến mức có thể tạo nên một kịch bản cho bộ phim bom tấn Hollywood mà đến nay chưa có ai dàn dựng. Khi tôi lớn lên một chút, mà bây giờ tôi 45 tuổi, tôi bắt đầu suy nghĩ phải làm thế nào để truyền đạt kiến ​​thức này đến thế hệ trẻ. Tôi đã đi đến kết luận rằng, cần phải thực hiện một chuyến đi đến nước Nga. Những người Nga sống như thế nào, cuộc sống ở Nga là như thế nào, tôi có thể thấy những danh lam thắng cảnh đẹp nào trên tuyến đường sắt xuyên Siberia và vân vân.

Sputnik: Chuyến đi của ông đã kéo dài bao lâu?

Jan Rychetský: Khoảng ba tháng. Tôi đã xuất phát từ Nhà ga Florence  tại Praha và đi chuyển trên trên mặt đất tới Vladivostok. Đây là chặng đường dài — khoảng 16 nghìn cây số  - trên tuyến đường sắt xuyên Siberia.

Bí mật chiến lược của Nga: Cái gì thu hút quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài?

Sputnik: Điều gì đã gây ra ấn tượng mạnh nhất với ông?

Jan Rychetský: Đây là lần thứ hai tôi ở thăm nước Nga. Tôi không nhớ chính xác vào năm nào tôi đã thực hiện chuyến đi đầu tiên, chỉ nhớ rằng, đó là dưới thời Tổng thống Yeltsin. Khi đó, tôi đã sống một tháng ở Novosibirsk. Bây giờ tôi đến Nga lần thứ hai, chuyến đi này đã mang lại cho tôi niềm vui lớn: trong những năm qua nước Nga đã thay đổi đáng kể. Mọi người đều cảm thấy an toàn hơn, cuộc sống không vội vã như trước đây, tình hình kinh tế đã được cải thiện, và vân vân. Trong chuyến đi du lịch trong vòng ba tháng, điều tôi thích nhất là mỗi phút đã mang lại niềm vui cho tôi. Ví dụ, tôi đã được đón tiếp rất nồng nhiệt ở Yekaterinburg. Ở đó tôi đã có cuộc gặp với các thành viên Hội những người yêu lịch sử, họ đã tham gia tìm kiếm xương cốt của gia đình Sa hoàng.

Sputnik: Bây giờ Nga trong con mắt người phương Tây giống như một quái vật vi phạm pháp luật quốc tế. Ông đã thấy nước Nga, đã tiếp xúc  với những người Nga. Ông có thể xác nhận hoặc bác bỏ quan điểm đó không?

Jan Rychetský: Đây là một vấn đề khá phức tạp, tùy thuộc vào việc đối với bạn định nghĩa"dân chủ", "nhân quyền" là như thế nào. Tôi nghĩ rằng, ở Nga hiện có một chế độ hỗn hợp — hybrid — trong chừng mực nào đó đây là chế độ độc tài, đại diện cho chế độ này là Tổng thống Vladimir Putin,  nhưng trên thực tế, đây là một nền dân chủ độc tài. Dưới chế độ hybrid này, những người dân đã bầu ra vị tổng thống, do đó đây là tình hình bình thường. Tôi không hiểu tại sao phương Tây lo lắng về việc này.

Khai trương trận đấu bóng đá tại Piatigorsk là một chú gấu (Video)

Sputnik: Sau chuyến đi này ông bắt đầu hiểu nước Nga tốt hơn hay chưa?

Jan Rychetský: Bạn biết đấy, nếu ai đó khẳng định đã hiểu được tâm hồn Nga, thì người đó nói dối. Tôi không xem mình là một Russophobe, ngược lại tôi là một Russophile, nhưng với đầu óc phê phán.  Tôi yêu nước Nga và những người Nga, nhưng, tôi thường nói lên những lời chỉ trích. Tôi nghĩ rằng, phương Tây được chia thành hai phe. Một phe có thái độ hết sức cứng rắn đối với Nga, đối với họ, như nghị sĩ Štětina của chúng tôi tuyên bố, Liên bang Nga là "một đế chế ma quỷ". Có một phe khác ủng hộ Nga và những người Nga. Vì vậy, châu Âu đang bị chia rẽ. Sẽ rất sai lầm nếu nói rằng, ở châu Âu chỉ có những nhóm cực đoan ủng hộ Nga, vì một ngân hàng Nga đã cấp tín dụng cho bà Marine Le Pen, và vân vân. Tôi nghĩ rằng, đường phân chia này đi qua toàn bộ xã hội châu Âu. Thế hệ trẻ không có thái độ rõ ràng đối với Nga  vì có quy chế thị thực giữa EU và Liên bang Nga, và điều đó làm hạn chế dòng du khách đến Nga.

Sputnik: Ông có muốn trở về Nga không?

Jan Rychetský: Tôi muốn đến Nga lần nữa. Lần gần đây nhất tôi đã đến Nga vào tháng trước, tôi đã tham dự lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Stalingrad được tổ chức ở Volgograd. Tổng thống Putin đã phát biểu tại đó. Nếu mọi việc đều suôn sẻ, tôi sẽ đến dự lễ kỷ niệm tương tự tại Kursk, nơi đã diễn ra trận đấu xe tăng lớn nhất trong lịch sử.

Thảo luận