Bạn có phải là 'con Rồng, cháu Tiên' xịn?

Những câu hỏi hại não nhất về Vua Hùng và ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
Sputnik

Dân gian có câu 'Dù ai đi ngược về xuôi — Nhớ ngày Giỗ tổ mùng Mười tháng Ba'. Đúng vậy, cứ đến 10/3 Âm lịch hằng năm, người dân lại nô nức đổ về Đền Hùng (Phú Thọ) để làm lễ dâng hương tưởng nhớ các vua Hùng. Đây là ngày lễ trọng đại của dân tộc để con cháu tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn đối với công lao dựng nước của các vua Hùng.

Đề nghị kết hợp ngày Giỗ tổ Hùng Vương và Ngày Quốc tổ Việt Nam toàn cầu

Hầu như năm nào cũng vậy, cứ 10/3 thời tiết miền Bắc, đặc biệt là Phú Thọ và Hà Nội đều xuất hiện những cơn mưa. Dân gian vẫn truyền miệng nhau đó là 'những cơn mưa rửa đền' rất linh thiêng. Ngoài ra, có rất nhiều câu hỏi mà nhiều người thắc mắc, nhưng chưa chắc đã biết câu trả lời xoay quanh ngày Giỗ Tổ của đất nước.

Tại sao 10/3 lại là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương?

Theo bà Tạ Thị Kim Nhung — Phó Giám đốc Khu di tích lịch sử Đền Hùng: 'Theo Ngọc Phả Hùng Vương lưu giữ ở Khu dich tích Đền Hùng viết năm 1470, ngày 10/3 Âm lịch là ngày giỗ của Vua Hùng cuối cùng (đời thứ 18) và ngày đó được chọn là ngày chính cho tất cả ngày giỗ Tổ Hùng Vương'.

Thuở xưa, dưới chân núi Hùng có 3 làng thờ Vua Hùng. Trong đó, làng Cổ Tích, xã Hy Cường, thành phố Việt Trì, Phú Thọ chọn 3 ngày 9, 10 và 11/3 Âm lịch để tổ chức lễ hội tưởng nhớ công ơn Vua Hùng.

Chiều 9/3, người dân lên miếu Thượng rước Tổ thánh về đình Cổ tích.

Ngày 10/3 là ngày lễ chính với các lễ tế được diễn ra.

Đến ngày 11/3, rước tượng Vua Hùng trở lại miếu.

Cơ cấu tổ chức nhà nước thời Hùng Vương

Còn theo TS Phạm Văn Tuấn — Viện nghiên cứu Hán Nôm cho hay, trước năm 1917, lễ hội diễn ra một cách tự phát, không thường niên và thường được tổ chức ở quy mô nhỏ.

Du khách vạ vật, ngủ ngoài trời chờ khai mạc giỗ Tổ Hùng Vương
'Đến ngày 25.7.1917, Tuần phủ Phú Thọ Lê Trung Ngọc có công văn dâng lên Bộ Lễ triều đình Nguyễn xin lấy ngày 10/3 Âm lịch làm ngày tổ chức lễ hội. Sau khi được đồng ý, từ năm 1918 trở về đây, lễ hội được tổ chức định kì vào 10/3 Âm lịch'.

Ngày 2/4/2007, Quốc hội nước ta đã phê chuẩn sửa đổi, bổ sung điều 73 của Luật Lao động cho người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên ngày Giỗ tổ Hùng Vương.

Giỗ tổ Vua Hùng là giỗ Vua nào?

Theo truyền thuyết, Kinh Dương Vương lấy Long Nữ sinh ra Lạc Long Quân. Lạc Long Quân kết duyên với Âu Cơ sinh ra Hùng Vương. Do vậy, theo logic, giỗ Tổ vua Hùng, tức là giỗ tổ phụ Kinh Dương Vương.

Cũng theo truyền thuyết, nước ta có 18 đời vua Hùng, mỗi đời được tính là 1 triều đại, tương tự như nhà Lê, nhà Nguyễn… sau này và có thể có một hoặc nhiều vị vua. 

Theo tài liệu lịch sử ghi lại, ngày giỗ tổ đã có từ cách đây 2.000 năm. Thời Thục Phán — An Dương Vương, trên núi Nghĩa Lĩnh đã có cột đá thề với nội dung: 'Nguyện có đất trời chứng giám, nước Nam được trường tồn lưu ở miếu Tổ Hùng Vương, xin đời đời trông nom lăng miếu họ Hùng và gìn giữ giang sơn mà Hùng Vương trao lại; nếu thất hẹn, sai thề sẽ bị gió giăng, búa dập'.

Việt Nam nghỉ dài lễ Giỗ Tổ Hùng Vương?
Các đời vua sau này ghi nhớ công ơn của các đời vua Hùng dựng nước và giữ nước nên sau này, việc giỗ Tổ vua Hùng được coi là dịp lễ để tưởng nhớ các đời vua Hùng nói chung.

Vua Hùng họ gì?

Theo Đại Việt sử ký toàn thư: Vua Đế Minh là cháu ba đời của vua Thần Nông, đi tuần thú phương Nam, đến núi Ngũ Lĩnh (nay thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc), gặp một nàng tiên, lấy nhau đẻ ra người con tên là Lộc Tục. Sau Đế Minh truyền ngôi lại cho con trưởng là Đế Nghi làm vua phương Bắc (từ núi Ngũ Lĩnh về phía Bắc), phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam (từ núi Ngũ Lĩnh về phía Nam), xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỉ.

Truyền thuyết và dã sử cho rằng bắt đầu từ năm 2879 TCN, là niên đại vua Kinh Dương Vương, với quốc hiệu Xích Quỷ. Địa bàn của quốc gia dưới thời vua Kinh Dương rộng lớn, phía bắc tới sông Dương Tử (cả vùng hồ Động Đình), phía nam tới nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía đông là Đông Hải (một phần của Thái Bình Dương), phía tây là Ba Thục (Tứ Xuyên, Trung Quốc ngày nay).

Kinh Dương Vương lên ngôi vua vào năm Nhâm Tuất 2897 TCN và lấy con gái Thần Long tên là Long nữ đẻ ra Sùng Lãm. Sau đó, Sùng Lãm nối ngôi cha làm vua và xưng là Lạc Long Quân. Vua Lạc Long Quân sau đó lấy con gái vua Đế Lai tên là Âu Cơ. Và truyền thuyết kể rằng, nàng Âu Cơ và chàng Lạc Long Quân đã kết duyên và sinh ra bọc trứng nở ra một trăm người con. Sau đó, 50 người con theo Lạc Long Quân về miền biển và 50 người con theo mẹ Âu Cơ về núi để khai hoang, mở mang bờ cõi, phát triển giống nòi.

Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm Mậu Tuất 2018 của tỉnh Phú Thọ

Đầu thời kỳ đồ đồng, người Việt gồm khoảng 15 nhóm Lạc Việt khác nhau sống trên vùng núi miền Bắc và miền châu thổ sông Hồng và hơn 12 nhóm Âu Việt sống ở vùng Đông Bắc. Sau đó, những bộ lạc Lạc Việt dần được gom lại thành một nước lấy tên Văn Lang và người đứng đầu tự xưng là Hùng Vương.

Vua Đế Minh (không rõ tên họ), sinh ra Lộc Tục (làm vua hiệu là Kinh Dương Vương), Lộc Tục sinh ra Sùng Lãm (làm vua hiệu là Lạc Long Quân). Do đó, Vua Hùng  đầu tiên của nước ta — hiệu khi đăng quang là Kinh Dương Vương — có tên họ Lộc Tục nên họ sẽ là Lộc.

Tuy nhiên cũng có người hỏi, con của Lộc Tục tại sao không phải là Lộc Lãm mà là Sùng Lãm? Đó là vì ngày xưa theo chế độ Mẫu hệ, con lấy họ mẹ chứ không lấy họ cha.

Nhưng những suy luận trên vẫn chỉ là giả thuyết, câu trả lời dành cho các nhà sử học nghiên cứu và đưa ra.

Theo: Báo Đất Việt

Thảo luận