Tại sao Thổ Nhĩ Kỳ rút vàng dự trữ từ Mỹ?

Quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ chuyển vàng về nước là một dấu hiệu cho thấy rằng, giai đoạn Hoa Kỳ thống trị hệ thống tiền tệ toàn cầu sắp kết thúc.
Sputnik

Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ đã quyết định rút 220 tấn vàng từ Hoa Kỳ. Các ngân hàng thương mại lớn nhất của nước này cũng làm như vậy. Ông Claudio Grass, đại diện của Viện Ludwig von Mises và cố vấn của Trung tâm Thụy Sĩ về Kim loại quý, giải thích tại sao bước đi này báo hiệu rằng hệ thống tài chính toàn cầu sẽ về với trật tự đa cực.

Ông Zhirinovsky kiến nghị thu hồi vàng dự trữ của Nga từ Hoa Kỳ

Sputnik: Theo ý kiến ​​của ông, điều gì khiến Ankara bắt đầu rút vàng từ Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed)?

Claudio Grass: Theo tôi, có một vài nguyên nhân của quyết định này, nhưng, có lẽ lý do chính là một đồng minh cũ thân cận của ông Erdogan — Fethullah Gülen — hiện đang sống ở Pennsylvania dưới sự bảo trợ của chính phủ Mỹ. Ông Erdogan nói rằng, Fethullah cố gắng ảnh hưởng đến khối quyền lực ở Thổ Nhĩ Kỳ để lật đổ ông ta. Erdogan tuyên bố rằng, Gülen đứng sau âm mưu đảo chính cách đây một năm rưỡi. Vì vậy, tôi cho rằng Erdogan không còn tin cậy Gülen và Mỹ…

Mặt khác, nền kinh tế đang gặp khó khăn, và đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ chịu áp lực trong một thời gian dài…

Cần phải lưu ý rằng, Erdogan và Tổ chức Anh em Hồi giáo có ý định xây dựng lại "Đế quốc Ottoman. Phiên bản 2". Có vẻ là Erdogan nhận thức được rằng, vàng là tiền bạc, đặc biệt có tính đến việc vàng được coi trọng hơn cả trong thế giới Hồi giáo.  Vì vậy, quyết định của ông rút vàng dự trữ về nước cho thấy rằng ông không còn coi Hoa Kỳ là một đối tác đáng tin cậy.

Thổ Nhĩ Kỳ rút vàng dự trữ ra khỏi Mỹ

Thổ Nhĩ Kỳ vẫn là một đồng minh của NATO, nhưng, có vẻ như Erdogan muốn đi theo con đường riêng của mình, và vàng dự trữ cho phép ông tài trợ những dự án và giao dịch tiền tệ mà không cần đi qua hệ thống ngân hàng quốc tế.

Sputnik: Liệu những nước khác có thể làm theo Thổ Nhĩ Kỳ?

Claudio Grass: Theo tôi, đây là những gì chúng ta sẽ chứng kiến. Vài năm trước đây đã ghi nhận xu hướng các ngân hàng trung ương bắt đầu rút khoản vàng dự trữ về nước. Điều này cho thấy rằng, các quốc gia đã nhận thức được rằng, lựa chọn khôn ngoan hơn là giữ toàn bộ số vàng của nước mình ở trong nước. Đồng thời, tại sao họ rút vàng dự trữ về nước nếu họ không tin rằng vàng là tiền? Chúng tôi đã thấy ngân hàng trung ương của các nước phương Tây, ví dụ như Đức, Hà Lan và Hungary, đã rút vàng dự trữ về nước, điều đó cho thấy rằng, họ đang cố gắng đa dạng hóa đồng tiền thanh toán để tránh rủi ro liên quan đến đồng đô la Mỹ như một đồng tiền dự trữ thế giới.

Vàng - Món đặt cược chắc ăn của Nga và Trung Quốc
Sputnik: Nguyên nhân nào đã dẫn đến xu hướng mua vàng và rút vàng dự trữ từ Hoa Kỳ? Phải chăng nguyên nhân chính là tình hình địa chính trị sau khi Donald Trump giữ ghế tổng thống Hoa Kỳ?

Claudio Grass: Chúng ta sống trong đế quốc Mỹ đã lên nắm quyền sau Thế chiến II; trong 60 năm qua Hoa Kỳ đã trở thành con nợ lớn nhất thế giới.  Đồng đô la Mỹ là loại tiền tệ thông dụng nhất trên thế giới; thậm chí ngày nay, dự trữ đô la chiếm khoảng 60% dự trữ ngoại tệ của tất cả các ngân hàng trung ương. Đồng thời, trong ngành thương mại quốc tế đồng đô la Mỹ vẫn là đồng tiền chính.

Việc mua vàng và rút vàng dự trữ từ Hoa Kỳ là dấu hiệu của sự tan rã cho thấy rằng, chúng ta đang rời khỏi thế giới đơn cực và quay trở lại thế giới đa cực.

Chúng ta đang ở giai đoạn cuối của chu kỳ nợ dài hạn. Mọi thứ đều theo chu kỳ. Chúng ta vẫn in tiền "từ không khí", chúng ta làm như vậy trong gần 50 năm, kể từ khi Tổng thống Nixon hủy bỏ tiêu chuẩn vàng. Kể từ đó, đồng đô la Mỹ trở thành loại tiền tệ thông dụng nhất trên thế giới. Tuy nhiên, tình trạng này sắp kết thúc. Chúng ta không thể giải quyết cuộc khủng hoảng nợ bằng cách vay nợ nhiều hơn. Tôi cho rằng, tất cả các cuộc chiến tiền tệ mà chúng ta đã chứng kiến trong mười năm qua đều cho thấy rằng, thế giới đang thay đổi, rằng một thế giới mà chúng ta biết đang sụp đổ.

Bí mật kho vàng dự trữ của nước Nga

Sputnik: Liệu những hậu quả kinh tế của xu hướng này làm cho sự kết thúc của thế thống trị mà nước Mỹ đang nắm giữ sớm xảy ra, hoặc phải chờ 15-20 năm nữa cho đến khi Trung Quốc bắt kịp và vượt Mỹ?

Claudio Grass: Qua các thí dụ lịch sử chúng ta biết rằng, tất cả các đế chế đều bị sụp đổ sau một thời gian. Đồng thời, trong một nghìn năm qua, tất cả các đế chế đều có chung một đặc điểm, đế chế bị sụp đổ sau khi tiền tệ của họ bị mất giá và làm suy yếu đế chế này… Theo tôi,  đây chính là tình hình mà chúng ta đang thấy ngày nay. Trong năm 2008, chúng tôi đã đăng ký khoản vay gần 140 nghìn tỷ đô la, hôm nay khoản vay này trị giá 230 nghìn tỷ đô la. Tất cả những gì mà chúng ta đã trải qua trong mười năm qua không có tiền lệ trong lịch sử. Một ngày nào đó chúng ta sẽ phải trả nợ, và, theo ý kiến ​​của tôi, ngày đó đang đến gần.

Thảo luận