Cộng hòa Dominica, vốn cho tới nay không thiết lập quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh và trên thực tế đã công nhận Đài Bắc là đại diện hợp pháp của dân tộc Trung Hoa, bây giờ vừa tạo bước ngoặt. Chính phủ của đất nước nằm ở vùng biển Caribe tuyên bố đặt quan hệ chính thức với CHND Trung Hoa và cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan. Các quan chức cấp cao ở Santo Domingo tuyên bố rằng đó là quyết định phục vụ lợi ích của dân tộc, và phù hợp với xu thế thời đại.
Những muốn hiểu vì sao lâu vậy Santo Domingo không nắm bắt được xu thế thời đại. Bởi ngay từ những năm 1970, sau khi đại diện Trung Quốc giành được một ghế trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, hầu hết các nước trên thế giới (trong đó có Hoa Kỳ) đã đồng loạt từ chối duy trì quan hệ chính trị và ngoại giao này khác với Đài Bắc, mà chuyển sang lập trường "một nước Trung Quốc" với đại diện chính thức đủ quyền là Bắc Kinh. Và tại sao chính vào những ngày này lập trường của quốc gia vùng Caribe thay đổi?
Nói gì thì nói, chuyện vẫn là "mạnh vì gạo bạo vì tiền". Cho đến rất gần đây, Cộng hòa Dominica đã nhận không ít hỗ trợ tài chính hào phóng từ Đài Bắc, cả tiền bạc lẫn vũ khí. Nhưng khi đạt được sức mạnh mới về kinh tế và chính trị, hôm nay Bắc Kinh đã mời chào nhiều hơn. Trong nhập khẩu của Dominica, hàng hóa từ Trung Quốc chiếm vị trí thứ hai. Kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và Cộng hòa Dominica đạt 2 tỷ USD. Bắc Kinh hứa hẹn với người Dominica rằng không chỉ mở rộng thương mại mà còn tăng đầu tư, hỗ trợ kỹ thuật trong nhiều dự án có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của quốc gia nhỏ bé này. Ai đó từ Dominica chắc chắn được hưởng lợi từ quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh.
Quyết định của chính quyền Santo Domingo cũng không kém ý nghĩa đối với Bắc Kinh. Đây là chiến thắng kế tiếp của Bắc Kinh. Trung Quốc đang trở thành đối tác nặng ký trong vùng biển Caribe sát gần Hoa Kỳ, trong khu vực địa chính trị trọng yếu. Bắc Kinh vừa giáng đòn mạnh vào giới chính trị gia Đài Loan, những người theo đuổi ý tưởng độc lập và phản đối việc thống nhất với đại lục. Và lời cảnh báo còn nhắm tới ban lãnh đạo của Trump, vốn luôn ủng hộ đường lối của Đài Loan, chọc giận Bắc Kinh. Hai tháng trước, Donald Trump đã ký Taiwan Travel Act, cho phép các quan chức cấp cao của Mỹ đến thăm Đài Loan, không ngán vi phạm thỏa thuận trước đây giữa Bắc Kinh và Washington về từ chối liên hệ chính trị với người Đài Loan.
Trên thế giới hôm nay vẫn còn 19 quốc gia chọn lối hành xử là duy trì quan hệ ngoại giao với Đài Bắc chứ không phải là với Bắc Kinh. Nhưng qua câu chuyện với Cộng hòa Dominica, nảy sinh câu hỏi: Nước nào sẽ thành đối tượng tiếp theo của phương pháp ngoại giao "chi phiếu"?