"Nhận diện cán bộ nhúng chàm chưa bị lộ để loại bỏ"

"Vụ án Vũ 'nhôm, Út 'trọc' hay 2 tướng công an gần đây khiến chúng ta lo ngại về việc cán bộ bị kẻ xấu chỉ huy, bị đồng tiền sai khiến", ông Vũ Quốc Hùng chia sẻ với Zing.
Sputnik

Chỉ trong vòng hai năm kể từ sau Đại hội Đảng toàn quốc khóa XII, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã đưa ra ánh sáng nhiều cán bộ vi phạm.

Công cuộc "đả hổ" của Việt Nam và cuộc chiến nhóm lợi ích không vùng cấm
Theo đó, Ủy ban đã đề nghị kỷ luật ở mức cao nhất với một ủy viên Bộ Chính trị; quyết định thi hành kỷ luật tới 7 ủy viên Trung ương Đảng cùng hàng chục cán bộ cấp cao khác. Hình thức kỷ luật đa phần ở mức nghiêm khắc, từ cảnh cáo tới cách chức, khai trừ.

Dù vậy, nguyên Phó chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương Vũ Quốc Hùng cho rằng còn không ít cán bộ đang bị đồng tiền, bị kẻ xấu sai khiến.

Nhiều cán bộ bị đồng tiền sai khiến

- Hai năm qua, Ủy ban Kiểm tra Trung ương liên tục đưa ra các kết luận kiểm tra được dư luận quan tâm và theo dõi. Ông đánh giá thế nào về những kết luận này cũng như quyết tâm của Đảng trong việc xử lý cán bộ vi phạm?

— Một trong những nội dung mà Hội nghị Trung ương 7 đang diễn ra thảo luận là Báo cáo công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật trong Đảng; thực hiện nhiệm vụ của Ủy ban Kiểm tra Trung ương và Ủy ban Kiểm tra các cấp năm 2017.

Là cán bộ kiểm tra về hưu, tôi rất hoan nghênh các hoạt động gần đây của Ủy ban Kiểm tra. Các kết luận công khai và rất tâm phục, khẩu phục.

Tại Trung ương khóa XII, dưới sự chỉ đạo của Trung ương mà trực tiếp là Bộ Chính trị, Ủy ban Kiểm tra đã làm được rất nhiều việc quan trọng. Đó là những cố gắng rất tích cực, rất đáng ghi nhận. Song, kết quả đó mới là bước đầu, vì sau thời gian dài buông lỏng kiểm tra giám sát nên hiện tượng "con voi chui lọt lỗ kim" mới xảy ra như vậy.

"Giang hồ" của hệ thống chính trị: “Mày có muốn bị cách chức không?”
Một thời gian dài buông lỏng công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đảng viên nên sự thoái hóa biến chất đã lan rộng và có tác hại lớn. Trên cơ sở nghị quyết, các quyết định của Trung ương, trong đó có quyết định số 102 là điều kiện thuận lợi để nhận diện những đồng chí "chưa bị lộ".

Các cơ quan của Đảng vừa qua đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, chúng ta đã chỉ rõ ra "một bộ phận" cán bộ thoái hóa, biến chất. Những sai phạm đồng thời cho thấy nhiều vấn đề tồn tại trong công tác cán bộ, từ tuyển chọn đến bổ nhiệm, giám sát… Điều này dẫn đến tình trạng thoái hóa, biến chất của không ít cán bộ có chức, có quyền.

Tôi mong muốn từ báo cáo lần này, Ban chấp hành Trung ương, từng Ủy viên Trung ương Đảng làm hết trách nhiệm của mình, tập trung nghiên cứu, suy ngẫm và đi đến những quyết định đúng đắn tạo nên sự thống nhất cao trong Đảng trong việc giải quyết các vấn đề đang vướng mắc.

Là người tham gia chỉ đạo xử lý các vụ án lớn liên quan tới nhiều cán bộ đảng viên cấp cao như Thủy cung Thăng Long, Lã Thị Kim Oanh, PMU 18, vụ án Năm Cam và đồng phạm, ông nghĩ gì về các vụ án Vũ "nhôm", Út "trọc"… gần đây?

— Trong vụ án Năm Cam, chúng ta đã xử lý nhiều cán bộ cao cấp. Một Thứ trưởng Bộ Công an, Giám đốc đài tiếng nói… phải đi tù chỉ vì một tên xã hội đen. Đó là điều đau xót nhưng cũng là cách xử lý công tâm, không có vùng cấm.

Chạy được chức rồi, cán bộ chỉ lo chuyện “thu hồi vốn và có lãi”!
Bên cạnh đó, chúng ta còn thấy việc xứ lý người đứng đầu đối với những sai phạm xảy ra tại địa bàn, tại lĩnh vực mà người đó phụ trách. Lãnh đạo TP.HCM thời kỳ đó cũng tự nhận khiển trách vì có liên quan tới vụ án. Việc làm rất đáng hoan nghênh, có tự trọng. Bây giờ ai dám nhận trách nhiệm hay chỉ tìm cách trốn tránh?

Các vụ án vừa qua cho thấy rất nhiều vấn đề liên quan tới công tác cán bộ. Chúng ta phải làm rõ vì sao Vũ "nhôm" có thể thao túng và làm thoái hóa tới cả Bí thư Thành ủy, rồi 2 đời chủ tịch UBND Đà Nẵng. Tại sao thực trạng "con ông cháu cha", thân quen được cất nhắc, bổ nhiệm với quy trình "chóng mặt"?

Gần đây, câu chuyện đau lòng xảy ra khi hai tướng công an đã phải vào vòng tố tụng vì liên quan tới đường dây đánh bạc nghìn tỷ.

Các vụ án này một lần nữa khiến chúng ta lo ngại về việc có những cán bộ bị mua chuộc, bị kẻ xấu chỉ huy, bị đồng tiền sai khiến. Nhưng nó đồng thời đặt ra vấn đề trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác kiểm tra, công tác cán bộ.

Rõ ràng người đứng đầu phải biết tự kiểm điểm, lắng nghe ý kiến của người dân, báo chí. Tôi cho rằng chẳng cần hỏi đâu xa, người đứng đầu chỉ cần hỏi người dân là biết cán bộ nào của mình xấu, tốt. Khi đã nắm được thông tin rồi phải xử lý nghiêm minh chứ không phải để đó.

Lãnh đạo phải trong sạch, không đứng trên pháp luật

Việt Nam cần tránh bài học tiền không có nhưng muốn tăng lương
- Hoạt động tích cực của Ủy ban Kiểm tra với số lượng lớn cán bộ, trong đó có nhiều cán bộ cấp cao, bị kỷ luật mặt khác cho thấy khâu tổ chức, tuyển chọn có vấn đề. Thậm chí có tình trạng buông lỏng, để lọt những người mang động cơ không trong sáng leo cao trong hệ thống. Ông chia sẻ gì về ý kiến này?

— Tôi đồng tình với đánh giá trên. Công tác cán bộ nếu làm một cách nghiêm chỉnh, ngay ngắn thì không đến nỗi như hiện tại. Công tác cán bộ phải làm chặt để đào thải, làm trong sạch bộ máy, nâng cao hiệu quả điều hành, chỉ đạo, quản lý Nhà nước.

Tôi cho rằng cấp ủy phải chịu trách nhiệm, người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trong công tác kiểm tra và công tác cán bộ. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Đã lãnh đạo thì phải kiểm tra. Lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi như không lãnh đạo".

Vì vậy người lãnh đạo, người làm công tác kiểm tra phải là những người sống trong sạch, có bản lĩnh, không nể nang, né tránh. Người đứng đầu nhưng không phải là người đứng trên điều lệ, đứng trên pháp luật. 

Ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó chủ nhiệm Thường trực UBKTTƯ Đảng.

- Vậy ở thời điểm này, việc Hội nghị Trung ương 7 (khoá XII) bàn luận xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất và uy tín ngang tầm nhiệm vụ có ý nghĩa thế nào?

Nhiều cán bộ đã “lẻn” vào Trung ương như thế nào?
- Hội nghị Trung ương 7 mang tính bản lề khi diễn ra giữa nhiệm kỳ. Hội nghị bàn và có những chủ trương mới về công tác cán bộ, cán bộ cấp chiến lược. Đó là điều căn bản, đáng hoan nghênh.

Công tác này không thể nói chung chung. Ở cương vị nào thì cán bộ vẫn  phải là những người thật sự trong sạch, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, lắng nghe nhân dân.

Chúng ta cần mạnh mẽ loại bỏ những người không đủ tư cách đạo đức, năng lực. Những cán bộ, đảng viên đã "nhúng chàm" chưa bị lộ cần tiếp tục bị nhận diện và loại bỏ. Người đang có mưu đồ riêng, vì lợi ích riêng thì hãy nhìn những tấm gương xấu để chỉnh mình, để không đánh mất bản thân.

Nguồn: Zing

Thảo luận