Nhà quan sát chính trị của Sputnik Dmitry Kosarev viết về nội dung này như sau:
Cả hai cách tiếp cận của Trung Quốc và Ấn Độ đều cực kỳ nguy hiểm cho cả chính phủ và sự ổn định trong nước. Thái độ của Trung Quốc là mạo hiểm hơn. Phương pháp "bỏ tù" có thể làm tê liệt bộ máy hành chính hoặc bộ máy hành chính có thể phá hoại hoạt động này. Và tôi không thể nói rằng, sự chống cự là sai trái, bởi vì trong bất kỳ chiến dịch nào mà "thợ săn" được khuyến khích để phát hiện "con mồi" thường có vô số nạn nhân vô tội. Tức là, xuất hiện nạn tham nhũng kiểu khác — của các cơ chế đàn áp khao khát quyền lực.
Hai nhà khoa học chính trị châu Á dẫn ra những lập luận nào khi khẳng định rằng, Ấn Độ vượt trước Trung Quốc? Luận cứ của họ là như sau: biện pháp đổi tiền ("sự kiếm tiền"), trên thực tế, đã giúp phân phối lại tài sản có lợi cho những người nghèo. Bây giờ những người giàu có khó có thể gia tăng những tài sản bất hợp pháp thông qua các quan chức tham nhũng. Và các vụ bắt giữ ở Trung Quốc không giúp phân phối lại bất cứ gì, và chỉ làm cho quá trình phân phối lại tài sản kéo dài trong nhiều năm tới. Tất nhiên, tài sản của các quan chức tham nhũng bị tịch thu và số tiền này được nộp vào ngân sách, nhưng, điều đó không giải quyết vấn đề.
Ý tưởng này rất thú vị bởi vì các quốc gia được gọi là thế giới "phát triển", trên thực tế ở đây nói về phương Tây, không thể cung cấp cho phần còn lại của thế giới một cơ chế hiệu quả đấu tranh chống tham nhũng. Và bây giờ cần phải thành lập một cơ chế mới hợp lý hơn.
Có một vấn đề nổi tiếng: khi đánh giá kết quả đấu tranh chống tham nhũng, phương Tây tích cực sử dụng những chỉ số trong bảng xếp hạng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế. Tổ chức này là một dự án chung của các nhà khoa học chính trị Đức, Ngân hàng Thế giới, cơ quan tình báo Mỹ và các tập đoàn đa quốc gia của Hoa Kỳ.
Các chỉ số bao trùm toàn thế giới, từ những nước minh bạch nhất đến những nước hư hỏng nhất. Nhưng (ít người chú ý) chỉ số được gọi là "chỉ số cảm nhận tham nhũng". Tức là, các chuyên gia của tổ chức này không chú ý đến khối lượng tiền bẩn (chỉ có ước tính, thường được đánh giá quá cao), mà chỉ chú ý đến việc người dân cảm nhận tham nhũng ở nước mình đang ở mức độ nào.
Rõ ràng là các nước châu Âu, Hoa Kỳ hoặc Nhật Bản luôn luôn đứng đầu danh sách, là các tấm gương sáng về độ minh bạch. Mặc dù ở đó cũng có rất nhiều vụ bê bối tham nhũng.
Ngoài ra, Tổ chức Minh bạch Quốc tế sử dụng các phương pháp tính toán riêng không phù hợp với phương pháp tính toán địa phương. Vì thế, tất cả mọi người đang chú ý theo dõi hai nền văn minh cổ đại đang cạnh tranh với nhau trong cuộc chiến chống cái ác tham nhũng.