Năm nay cũng vậy, vào ngày 19 tháng 5, lễ đặt vòng hoa tại tượng Bác Hồ được tổ chức tại St Petersburg, nơi cách đây 95 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt chân lần đầu tiên lên đất nước Nga, ở Matxcơva, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống và làm việc hơn sáu năm vào những năm 20-30 thế kỷ trước, ở đây ông đã vạch ra đường lối chiến lược cách mạng Việt Nam, cũng như ở thành phố Ulyanovsk trên bờ sông Volga. Nhân tiện xin nói luôn, để đúc tượng Bác cao 9 mét tại thành phố này đã sử dụng không chỉ đồng mà cả vàng. Như dự kiến, bức tượng đài Chủ tích Hồ Chí Minh thứ tư trên lãnh thổ LB Nga sẽ được dựng tại Vladivostok.
Trước thềm ngày sinh ngày 19 tháng 5, ở trung tâm Matxcơva gần điện Điện Kremlin đã khai mạc triển lãm "Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh với tình hữu nghị Việt-Nga". Bộ hiện vật trưng bày tại triển lãm do Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Phủ Chủ tịch tại Hà Nội gửi tới nước Nga. Tại cuộc triển lãm này, chúng tôi đã gặp gỡ với ông Yevgeny Kobelev, nhà sử học Matxcơva, tác giả cuốn sách "Đồng chí Hồ Chí Minh" đã được xuất bản nhiều lần ở Matxcơva và Hà Nội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, — ông Yevgeny Kobelev nói, — đã có uy tín to lớn trong nhân dân. Nhưng, khác với tình hình đã từng xảy ra ở một số nước xã hội chủ nghĩa, uy tín cao không dẫn đến việc sùng bái lãnh tụ biến thành sự sùng bái cá nhân với những bóp méo và tội lỗi của nó. Rào cản cho điều đó là phẩm chất đạo đức cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông là một người dân chủ thực sự, luôn phản đối các phương pháp lãnh đạo độc tài. Nghị lực và ý chí quyết tâm được kết hợp hữu cơ với sự từ thiện và lòng tốt. Ông không chẫp nhận chủ nghĩa cuồng tín trong tư tưởng, hiện tượng đã từng gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho một số đảng cầm quyền. Những phương pháp đấu tranh phi bạo lực, tùy theo khả năng, và những thỏa hiệp có chú ý đến lợi ích không chỉ của nhóm đa số mà cả nhóm thiểu số — quan điểm này phù hợp với phong cách của Người.
Dù nhiều thập kỷ trôi qua, nhưng, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn là một nhân vật rất hiện đại. Các tác phẩm của ông, các ý tưởng mà ông đã đưa ra rất phù hợp với những gì bây giờ được gọi là tư duy chính trị mới, — nhà khoa học Matxcơva nhấn mạnh.
"Có một lần tại Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gặp gỡ với các chuyên gia Liên Xô đang làm việc ở nước Việt Nam DCCH", — ông Glazunov nói với Sputnik. — Một người trong số đó muốn kết thúc bài phát biểu của mình bằng câu nói bằng tiếng Việt chúc sức khỏe Chủ tịch. Chuyên gia Liên Xô rất cố gắng học thuộc câu này, nhưng, thật đáng tiếc, anh bị nhầm lẫn về phát âm. Thay vì "Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm" anh đã nói "Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn nằm". Tất cả những người Việt tham dự cuộc họp đều cười ồ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng dậy, đến với chuyên gia trẻ và nói bằng tiếng Nga: "Không, không, không nên kết thúc cuộc họp của chúng ta như vậy. Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa muốn nằm". Câu nói này đã làm tất cả những người biết tiếng Nga đều cười vui.