"Nhà báo không làm hài lòng chính quyền có thể đối mặt mức án 15 năm tù?”

Sau vụ bắt giữ Kirill Vyshinsky, nhà báo bị cáo buộc tội phản quốc, Ukraina có thể mở một đợt trấn áp mới chống lại các nhà báo không ủng hộ chế độ hậu Maidan sau các sự kiện tháng Hai năm 2014.
Sputnik

Bộ Ngoại giao Nga yêu cầu trả tự do ngay lập tức cho ông Kirill Vyshinski
Cách đây không lâu, nhiếp ảnh gia người Ý Giorgio Bianchi đã bị bắt giữ tại sân bay Kiev, và ba năm trước đây điều tương tự đã xảy ra với nhà báo người Ý Franco Fracassi.

Trng cuộc phỏng vấn với Sputnik Italia, luật sư Marco Bordoni, đồng tác giả cổng thông tin Saker Italia, người đã nhiều năm theo dõi các sự kiện ở Ukraina, nói về điều kiện làm việc của các nhà báo nước ngoài (và không chỉ của nước ngoài) đang tác nghiệp ở Ukraina

Sputnik: Một ví dụ gần đây nhất về việc truy nã những nhà báo ở Ukraina là vụ bắt giữ Kirill Vyshinsky, lãnh đạo cổng thông tin RIA Novosti Ukraina, người bị cáo buộc tội phản quốc. Ông nghĩ gì về điều đó?

— Theo tôi, các cuộc lục soát văn phòng RIA Novosti Ukraina và việc bắt giữ nhà báo Kirill Vyshinsky vì cáo buộc tội "phản quốc" là những vụ việc mới cho thấy rằng, Ukraina vẫn đang trong tình trạng không có pháp chế sau các sự kiện Maidan và Odessa năm 2014. Kirill Vyshinsky bị cáo buộc tham gia vào cái gọi là "chiến tranh lai" của Nga chống lại Ukraina. Rõ ràng, khái niệm "chiến tranh lai" không có cơ sở pháp lý (trong bộ luật của bất cứ nước nào trên thế giới không có khái niệm "chiến tranh lai"), đây chỉ là một lý thuyết trừu tượng mà giới quân sự và phân tích chính trị quốc tế đã sáng tạo ra. Và Kiev lợi dụng khái nhiệm này, nhờ đó Ukraina có thể truy nã những người không làm hài lòng chính quyền, gọi họ là "kẻ thù", mà không gây ra cuộc chiến thực tế với Nga, và thậm chí không vi phạm hiệp ước hữu nghị với Nga năm 1997.

Sputnik: Hóa ra, trong cuộc chiến tranh lai, các nhà báo là những kẻ phản bội tiềm năng?

- Cách giải thích là rất đơn giản: mỗi nhà báo được công nhận ở Nga và được tặng huy chương về thành tích trong hoạt động báo chí, mỗi nhà báo bày tỏ ý kiến riêng có thể bị cáo buộc tội "phản bội".

Những người theo dõi các sự kiện ở Ukraina có thể nhắc đến một số trường hợp đáng buồn khi Nhà nước trừng phạt những công dân Ukraina dám nói lên ý kiến ​​đối lập. Trong số những nhà báo chỉ trích Poroshenko có những người đã phải trả giá đắt vì sự bất đồng ý kiến. Ví dụ, Pavel Sheremet đã chết trong một vụ nổ xe hơi vào ngày 20 tháng 7 năm 2016, và Oles Buzina đã bị giết chết tại nhà riêng vào ngày 16 tháng 4 năm 2015. Trong những trường hợp như vậy các cơ quan chức năng chỉ đơn giản nhắm mắt làm ngơ trước những gì đã xảy ra: các cuộc điều tra tư pháp và thủ tục tố tụng lâm vào chỗ bế tắc, đôi khi các nạn nhân phải đứng trước vành móng ngựa trong phiên tòa hình sự và thủ phạm thực sự không bị trừng phạt.

Sputnik: Gần đây cổng thông tin Saker Italia đã đăng tải bài viết về vụ bắt giữ một phóng viên ảnh người Ý tại sân bay Kiev. Ông có thể nói gì về vụ này?

— Vụ tạm giữ phóng viên ảnh Giorgio Bianchi nhắc nhở về một vụ tương tự đã xảy ra ba năm trước đây, khi đó nhà báo người Ý Franco Fracassi cũng đã bị tạm giữ. Cả hai nhà báo đang trên đường tới Odessa để tham dự lễ tưởng niệm những nạn nhân trong thảm kịch xảy ra ở Tòa nhà Công đoàn hôm 2/5. Cả hai nhà báo đã giữ một thái độ hoài nghi với "giả thuyết chính thức" của chính phủ Ukraina về các sự kiện tháng Hai năm 2014. Giorgio Bianchi đã hiện diện trên quảng trường Maidan. Theo lời ông, khi đó những kẻ lạ mặt đã nổ súng từ các cửa sổ khách sạn "Ukraina" bắn vào đám đông người trên quảng trường Maidan. Sau đó nhà báo đã đến Donbass và đã nói chuyện với một binh sĩ lực lượng dân quân Donetsk là người suất thân từ Odessa. Người này đã chứng kiến ​​những sự kiện bi thảm tại Tòa nhà Công đoàn. Binh sĩ cho biết rằng, ông đã tận mắt thấy những người trong vây cánh của Chủ tịch Verkhovna Rada Andrei Parubiy giết hại những người biểu tình bên Tòa nhà Công đoàn. Sau cuộc phỏng vấn này, Giorgio có ý định tiến hành cuộc điều tra riêng về vụ này.

Sputnik: Tại sao các nhà chức trách Kiev cản trở việc làm sáng tỏ sự thật về những gì đã xảy ra trên quảng trường Maidan và ở Odessa, không cho phép các nhà báo độc lập đến đó?

Duma Quốc gia yêu cầu Kiev trả lại tự do cho nhà báo Kirill Vyshinski
- Các sự kiện trên quảng trường Maidan và ở Odessa là một loại "nền tảng" của chính quyền ngày nay ở Ukraina. Chính phủ Ukraina bị tình nghi đã tổ chức những sự kiện này, vì thế họ không thể cho phép những người như Giorgio và Franco can thiệp vào công việc của họ. Không có gì đáng ngạc nhiên, cả hai nhà báo đều nằm trong danh sách đen của các cơ quan đặc nhiệm Ukraina. Kết quả là ngay sau khi các nhà báo xuất hiện trên trạm biên giới, họ được chính quyền Ukraina tuyên bố là nhân vật không được hoan nghênh (persona non grata) và ngay lập tức được đưa lên máy bay để về nước. Đều may mắn Giorgio và Franco đều là công dân của một đất nước "thân thiện". Nếu họ là công dân Ukraina hoặc công dân Nga thì vấn đề không thể được giải quyết dễ dàng như vậy.

Sputnik: Tại sao vụ việc với Vyshinsky xảy ra chính hiện nay?

— Cần phải tính đến tình hình chính trị trong và ngoài nước. Vào ngày hôm đó, khi Kirill Vyshinsky bị bắt giữ, Vladimir Putin đã khai trương cây cầu Crym. Các đối thủ của Nga thể hiện thái độ tức giận trước sự kiện lịch sử này, vì sau ngày15 tháng 5 năm 2018,  Kiev bị tước các công cụ gây áp lực lên cư dân Crym (nước ngọt, năng lượng, dịch vụ hậu cần). Với vụ bắt giữ ông Vyshinsky, chính phủ Ucraina chỉ đơn giản gữi tín hiệu cho Nga: Kiev vẫn có những "đòn bẩy".

Thảo luận