Bộ trưởng Nhạ lên án hành vi vô nhân tính của cô giáo bạo hành trẻ ở Đà Nẵng

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết: “Bản thân tôi nhìn các hình ảnh đó, tôi cũng rất bức xúc”.
Sputnik

Bên hành lang Quốc hội sáng 22/5, phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ về vụ việc cô giáo mầm non bạo hành trẻ em ở quận Thanh Khê, Đà Nẵng.

Đề nghị truy tố 2 bảo mẫu trường Mầm Xanh tội hành hạ 24 trẻ em
Người đứng đầu ngành giáo dục lên án hành vi vô nhân tính của cô giáo bạo hành trẻ mầm non ở Đà Nẵng.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định, chúng ta có 22 triệu học sinh và 1,3 triệu giáo viên, Bộ đã có những chỉ đạo sát sao.

Thứ nhất là về công tác quản lý của Nhà nước, Bộ đã ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn để mở trưởng mở lớp, điều kiện để hoạt động, tiêu chuẩn, tiêu chí của giáo viên. Các quy định về đạo đức của nhà giáo. Các kế hoạch thanh kiểm tra để đảm bảo điều kiện về cơ bản.

Theo Bộ trưởng, phần lớn các cơ sở giáo dục mầm non và các cơ sở giáo dục khác hoạt động tốt. Tuy nhiên, xuất hiện một số cơ sở, một số giáo viên, học sinh có biểu hiện không đúng với quy định. Thậm chí, có dấu hiệu đi ngược lại quy định, thuần phong mỹ tục.

Trước các hạn chế này, Bộ đã rà soát các quy định, quy chuẩn và có chỉ thị.

"Vừa rồi, Bộ trưởng đã có chỉ thị chấn chỉnh ngay, triệu tập các giám đốc sở để bàn những vấn đề nóng của ngành. Không phải chúng tôi đợi báo chí phát hiện mới triển khai", Bộ trưởng khẳng định.

"Thực tế, Bộ, Sở đã làm rất nhiều việc nhưng cũng không hết. Đâu đó vẫn có nảy sinh vấn đề và quan trọng ngay sau khi nảy sinh, chúng tôi đã xử lý ngay, dứt khoát."

Theo đánh giá của Bộ trưởng, Đà Nẵng là một trong những địa phương đi đầu về xã hội hóa giáo dục. Đây là một điểm tốt. Tuy nhiên trong những điểm tích cực đó, cũng có trường mầm non, đặc biệt mầm non tư thục hoạt động chưa tốt.

Lời kể người quay clip bảo mẫu dùng vật cứng chọc vào ‘vùng kín’ của bé trai 2 tuổi
Nguyên nhân chủ yếu là điều kiện thành lập nơi giữ nhóm trẻ tư thục, chất lượng giáo viên chưa được tuyển chọn kỹ lưỡng. Có những cô có phản ứng đáng phê phán, thậm chí là vô nhân tính.

"Tôi rất bức xúc với hành động của cô giáo bạo hành trẻ mầm non ở Đà Nẵng. Các cơ sở xảy ra hành vi như vậy dứt khoát phải đình chỉ hoạt động. Các cô, thầy mà có hành động bạo hành trẻ như cô giáo ở Đà Nẵng nhất định phải cho ra khỏi nghề. Hành động đó không chỉ là không sư phạm, thậm chí ở đây là vô nhân tính. Bản thân tôi nhìn các hình ảnh đó, tôi cũng rất bức xúc", Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, ở đây phải nhìn hài hòa, cơ chế chính sách là quan trọng nhưng việc tổ chức thực hiện ở cơ sở phải quyết liệt.

"Đây là nhóm trẻ tư thục, xã phường cấp phép. Chính vì thế, khâu thanh kiểm tra của các Phòng, Sở Giáo dục và Đào tạo phải rất sát sao", Bộ trưởng nói.

Theo Bộ trưởng Nhạ, không chỉ là phổ biến các quy định mà các địa phương phải thực sự giám sát kiểm tra.

"Việc này đã được phân cấp rõ ràng cho tỉnh. Tỉnh phân cấp cho huyện, xã, phường", Bộ trưởng Nhạ nói.

Đang làm thủ tục khởi tố vụ án bạo hành trẻ kinh hoàng, có đỡ đầu của người trong ngành?
Theo Bộ trưởng, trách nhiệm để xảy ra các vụ bạo hành trước hết ở các địa phương. Cụ thể là xã, phường cấp phép cho cơ sở mầm non tư thục hoạt động. Đặc biệt là giám sát về điều kiện giáo viên không chuẩn, sau đó đến cấp quản lý tiếp theo.

Bộ trưởng cho hay, vấn đề về trẻ mầm non, nhóm trẻ tư thục, cách đây 6-7 tháng, Bộ đã có khảo sát và có chỉ thị, chỉ đạo.

"Đặc biệt là khâu giáo viên. Giáo viên nếu đáp ứng các yêu cầu cơ bản, đạt chuẩn sẽ hạn chế rất nhiều các vụ việc bạo hành trẻ", Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh.

Nguồn: GDVN

Thảo luận