"Libya" – một cái tên đáng sợ

Tổng thống Mỹ đã hủy bỏ cuộc gặp với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, dự kiến diễn ra vào ngày 12 tháng Sáu. Người Mỹ nổi giận vì chính quyền Bắc Triều Tiên gọi tuyên bố của Phó Tổng thống Mỹ Michael Pence - người đe dọa cho CHDCND Triều Tiên nếm trải một số phận giống như Libya - là "kém thông minh".
Sputnik

Tôi muốn gọi những lời này của các chính trị gia Mỹ là sự khiêu khích. Điều đó giống y như gợi cho người Việt Nam về làng Sơn Mỹ, hoặc nhắc cho người Do Thái nhớ tới trại tập trung "Auschwitz". Bản chất ở đây là một — đe dọa hủy diệt một cách tàn nhẫn những người mà bằng cách nào đó anh không có cảm tình.

Trump tuyên bố nối lại đối thoại gặp gỡ với Bắc Triều Tiên
Chúng tôi xin nhắc lại về những gì đã xảy ra ở Libya vào năm 2011. Khi đó, một nhóm quốc gia phương Tây do Hoa Kỳ và Pháp dẫn đầu đã dùng vũ lực lật đổ chế độ của Đại tá Muammar Gaddafi, bản thân đại tá bị sát hại dã man. Ông ta đã tin tưởng vào những lời hứa của phương Tây và không tăng cường quân đội của mình với vũ khí hủy diệt hàng loạt. Nhưng phương Tây xảo quyệt đã lừa dối đại tá. Bây giờ, Libya không còn là là một quốc gia thống nhất, trên đất nước này sự hỗn loạn, xung đột nồi da nấu thịt ngự trị khắp nơi.

Tiền lệ Libya đã trở thành bài học đắt giá cho các nhà lãnh đạo của nhiều quốc gia. Kết luận đầu tiên là không thể tin tưởng vào lời hứa của phương Tây. Kết luận thứ hai — nếu muốn bảo vệ chủ quyền, bảo vệ độc lập thì phải có bom hạt nhân. Chỉ có bom nguyên tử mới có thể ngăn chặn kẻ xâm lược. Do đó, không phải ngẫu nhiên mà sau sự kiện ở Libya, Bình Nhưỡng bắt đầu tích cực phát triển chương trình tên lửa hạt nhân của mình.

“Trump vội hủy cuộc gặp thượng đỉnh vì sợ Kim Jong-un sẽ làm điều đó sớm hơn”?
Rõ ràng, chính người Mỹ đã cư xử một cách thiếu ngoại giao và đổ lỗi cho Bình Nhưỡng thô lỗ — đó chỉ là cái cớ để phá vỡ sự bình thường hóa tình hình trên bán đảo Triều Tiên. Người Mỹ không cần hòa bình trong khu vực này. Đe doa bản thân và các nước khác khác bằng nguy cơ hạt nhân của Bắc Triều Tiên, Trump có cơ sở cho sự hiện diện quân sự lâu dài sát nách các đối thủ chính của Mỹ trên đấu trường quốc tế — Trung Quốc và Nga. Chắc là tới đây Mỹ sẽ tìm một số lý do khác để đổ lỗi cho sự thất bại trong cuộc đàm phán với Bình Nhưỡng. Ví dụ, họ sẽ nói rằng CHDCND Triều Tiên phá hủy các bãi thử hạt nhân chưa đúng cách, hoặc không cho phép các nhà quan sát nước ngoài đến tất cả các địa điểm liên quan. Điều chính yếu đối với người Mỹ là duy trì căng thẳng xung quanh bán đảo Triều Tiên.

Kết quả là hy vọng của cộng đồng thế giới về giải quyết cuộc xung đột khu vực đã âm ỉ trong một thời gian dài sẽ tan thành mây khói. Nếu tin vào những lời tuyên bố của các đại diện Nhà Trắng ngay sau khi Trump từ chối gặp Kim Jong-un, thế giới lại đang trên bờ vực chiến tranh.

Thảo luận