12 dự án nghìn tỷ đắp chiếu ở Việt Nam: Bộ Công an, Kiểm toán vào cuộc, sẽ xử lý hình sự

Sáng nay 26/5, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh đã có những giải trình trước Quốc hội Việt Nam về 12 dự án nghìn tỷ đang “đắp chiếu” mà nhiều đại biểu Quốc hội và dư luận quan tâm.
Sputnik

Về tiến độ xử lý, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho biết, sau khi QH đã thảo luận, phân tích trong những kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khoá XIV, Chính phủ đã chỉ đạo thành lập Ban chỉ đạo của Chính phủ do một Phó Thủ tướng làm Trưởng ban, Bộ trưởng Bộ Công thương làm Phó trưởng ban, đã triển khai những công việc cơ bản nhất  là nghiên cứu đánh giá toàn bộ 12 dự án, những tồn tại, vi phạm, sai phạm để có hướng giải quyết.

"Trên cơ sở của hơn 138 văn bản chỉ đạo, các nhiệm vụ thực hiện, trong năm 2107, Ban chỉ đạo hoàn thành đề án để xử lý những tồn tại của 12 dự án này, đã báo cáo xin ý kiến của Bộ Chính trị và sau đó được Thủ tướng uỷ quyền, Bộ trưởng Bộ Công thương đã ký phê duyệt chương trình xử lý các dự án tồn đọng với mục tiêu đến hết năm 2018 sẽ xử lý cơ bản xong những vấn đề tồn tại lớn của 12 dự án này; đến năm 2020 sẽ giải quyết tất cả những tồn đọng của các dự án; đồng thời có biện pháp, giải pháp ngăn chặn việc hình thành hoặc xuất hiện dự án mới trong tương lai", Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói.

Ông Trần Tuấn Anh: "Trung Quốc không còn là thị trường dễ tính với hàng nông sản"

Cụ thể, trong 12 dự án, có 6 dự án đã dừng sản xuất hoặc không sản xuất, kinh doanh phân phối ra bên ngoài. Với tinh thần Chính phủ đã chỉ đạo không cấp thêm vốn của nhà nước cho việc xử lý những dự án này, đồng thời phát huy tinh thần trách nhiệm của tất cả các cấp ngành, xác định trách nhiệm của người đứng đầu cũng như người có liên quan.

Đến nay, trong 6 dự án dừng sản xuất kinh doanh và thua lỗ, đã có 2 dự án đã khôi phục lại được và đã có lãi, mặc dù lãi vẫn còn ở mức khiêm tốn. Nhưng 2 dự án này đã bắt đầu tham gia lại thị trường và bắt đầu có hiệu quả, là dự án nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 — Hải Phòng và dự án nhà máy thép Việt Trung.

"Đặc biệt với dự án nhà máy thép Việt Trung trong thời gian ngắn nữa có thể đưa ra khỏi 12 dự án này. Vì về cơ bản, dự án đã đưa vào hoạt động bình thường, đã khắc phục được những tồn tại, cả về điều lệ, pháp lý cũng như trong quản trị của DN"- ĐB Tuấn Anh thông tin.

Với 3 dự án trước đây dừng sản xuất kinh doanh là Dự án xơ sợi Đình Vũ — Hải Phòng (PVTex), nhà máy Ethanol Bình Phước, Ethanol Quảng Ngãi,  có một dự án  vận hành sản xuất trở lại. Đây là dự án đã rất "đau đầu" và đã phải xem  xét đến trách nhiệm hình sự với cá nhân liên quan, đó là  dự án nhà máy sản xuất  xơ sợi  Đình Vũ. Đến nay chúng ta đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm  của nhà máy với các đối tác nước ngoài  và đã đưa nhà máy vào vận hành hoạt động, theo từng bước,  trước mắt là 1 dây chuyền và cuối năm là cả 3 dây chuyền đi vào hoạt động, xem xét thực hiện các biện pháp thoái vốn của nhà nước ra khỏi  dự án này khi mà hoạt động kinh doanh bắt dầu có hiệu quả.

4 dự án còn lại bắt đầu đã giảm lỗ và hoạt động sản xuất kinh doanh  đang đi vào ổn  định gồm nhà máy phân đạm Ninh Bình, đạm Hà Bắc, Nhà máy Phân bón DAP 1 Lào Cai  và công ty đóng tàu Dung quất. Những dự án này vẫn đang thực hiện đúng lộ trình và đến nay, quan trọng nhất là khôi phục từ những  dây chuyền đang ngừng hoạt động, không có hoạt động kinh tế thương mại, đến nay đã khắc phục lại  để đưa vào hoạt động  thương mại, trên cơ sở nguyên tắc của thị trường. Những vấn đề  tiêp theo sẽ giải quyếttheo lộ trình. Cuối năm 2018, sẽ cố gắng giải quyết cơ bản những dự án này.

Đối với dự án gang thép Thái nguyên, Bộ trưởng Bộ Công thương cho biết sẽ đang thực hiện theo đúng lộ trình, rút được 1000 tỷ đồng vốn Nhà nước của Công ty  SCIC  ra khỏi dự án, đang tiếp tục hoàn hiện  quy trình pháp lý để thoái vốn của nhà nước ra  khỏi 2 dự án gang thép, bảo vệ nguồn vốn nhà nước  và tiếp tục tạo điều kiện cho nhà đầu tư mới  giải quyết tồn đọng với nhà thầu.

"Trong 3 ngày tới sẽ hoàn thành báo cáo cụ thể gửi tới các ĐBQH về những  nội dung cụ thể. Tuy nhiên, thực hiện  những giải pháp này mới chỉ  đạt khía cạnh kinh tế thương mại và hiệu quả về thương mại của dự án.  Còn một vấn đề quan trọng là xử lý sai phạm, vi phạm của cá nhân và tổ chức. Về cơ bản, với cả 12 dự án đều có cơ quan chức năng như Bộ Công an, cơ quan điều tra cảnh sát kinh tế, cơ quan kiểm toán, thanh tra Chính phủ, Bộ Công thương, Bộ Tài chính… có  hoạt động  điều tra, kiểm toán, thanh kiểm tra, chỉ rõ sai phạm cá nhân, tổ chức ở những mức độ khác nhau; đang tiếp tục hoàn thiện những vụ việc có dấu hiệu vi phạm hình sự, cố ý làm trái đã có xử lý bước đầu với cá nhân, tổ chức", ông Tuấn Anh thông tin.

Theo Bộ trưởng Bộ Công thương, quan điểm của BCĐ là thực hiện nghiêm túc, đầy đủ theo dúng quy định của pháp luật, bảo đảm xử lý có hiêu lực pháp lý với các vi phạm, sai phạm này, mặt khác bảo đảm  xử lý  đúng người, đúng tội, rút ra bài học kinh nghiệm để  thể chế, pháp lý  của chúng ta được kiện toàn, hoàn thiện bảo đảm không còn có những sai phạm, vi phạm xảy ra trong các lĩnh vực thuộc ngành công thương cũng như các lĩnh vực khác.

Nguồn: Infonet

Thảo luận