Biển Đông

Triển khai xuồng robot "nhung nhúc" ở Biển Đông: Trung Quốc dùng chiến thuật muỗi hút máu?

Đoạn video được báo chí Trung Quốc đăng tải cuối tháng 5 cho thấy một "bầy đàn" gồm 56 chiếc xuồng không người lái cỡ nhỏ đang hoạt động tại Biển Đông.
Sputnik

Dựa theo mô tả ban đầu thì chúng đang mô phỏng các bài tập tương tự như Hải quân Mỹ từng tiến hành trước đây với các xuồng bán tự động — đó là phòng thủ bến cảng và ngăn chặn tàu địch.

"Việt Nam chỉ là "hạ quốc": Học giả Trung Quốc bình luận chiến lược của Hà Nội ở Biển Đông

Theo nhận định của nhà phân tích Robert Beckhusen trên trang mạng War is Boring, những chiếc xuồng robot của Trung Quốc dường như không mang vũ khí. Tuy nhiên, công ty công nghệ Yunzhou — đơn vị chế tạo chúng — đã từng giới thiệu một mẫu xuồng không người lái vũ trang tại Triển lãm "Civil-Military Integration Expo" hồi tháng 7/2017.

Màn "trình diễn" lần này tập trung phô diễn những công nghệ tiên tiến mà Trung Quốc tin rằng có thể mang lại cho họ lợi thế "phi đối xứng" trong cuộc xung đột với Mỹ. Tức là những chiến thuật và công nghệ rẻ tiền hơn cho phép một lực lượng yếu thế hơn có thể khai thác những điểm yếu không thể lường trước được của một đối thủ mạnh hơn họ nhiều phần.

Nối liền đường 9 đoạn, Trung Quốc âm mưu độc chiếm Biển Đông?
Nếu màn thể hiện của Trung Quốc tại Biển Đông là một tín hiệu, thì đó là tín hiệu cho thấy những khả năng đó đang trên đà phát triển.

Ông Beckhusen cho hay, các xuồng tự động này có chi phí rất rẻ, cái đắt đỏ và khó khăn khi thiết lập một "bầy đàn" robot là công nghệ mà chúng ta không thể nhìn thấy — đó là các mạng lưới và thuật toán cho phép chúng hoạt động phối hợp với nhau và tránh các chướng ngại vật.

Một khi giải quyết được các vấn đề về thuật toán thì việc trang bị rocket và tên lửa cho những chiếc xuồng này, cũng như điều chúng bám đuôi 1 tàu tuần dương có giá trị cỡ 1 tỷ USD, sẽ trở nên đơn giản hơn.

Giống như một bầy muỗi vây quanh, chiếc tàu tuần dương không thể tiêu diệt hết được chúng trước khi một con kịp hút máu.

Vẫn có những tướng lĩnh Trung Quốc duy trì lập trường bảo thủ, phản đối quân đội liều lĩnh phụ thuộc vào công nghệ chưa được thử nghiệm rộng rãi. Họ cho rằng Bắc Kinh nên tập trung nâng cấp và mở rộng lực lượng quân sự truyền thống như tàu chiến, máy bay chiến đấu và tên lửa.

Mỹ thừa sức mạnh để "đối đầu cứng rắn" với Trung Quốc ở Biển Đông
Tuy nhiên, nhiều công ty công nghệ của Trung Quốc vẫn phát triển máy bay không người lái. Wing Loong, mẫu máy bay không người lái vũ trang tương tự như Predator của Mỹ — đã được xuất khẩu sang châu Phi và có cơ hội tham chiến tại đây.

Một ví dụ khác cho thấy tốc độ phát triển công nghệ UAV tại Trung Quốc là màn trình diễn tạo hình trên bầu trời của những cỗ máy này trong các sự kiện công cộng.

"Rõ ràng Mỹ và Trung Quốc đang ở trong một cuộc chạy đua bầy đàn (phương tiện không người lái)" — chuyên gia Paul Scharre đến từ Trung tâm An ninh Mỹ mới nhận định trên tờ Financial Times hồi năm ngoái, khi đánh giá về xu hướng trên.

Bài báo của Financial Times cũng đề cập tới 2 luồng ý kiến trái chiều trong nội bộ quân đội Trung Quốc về vấn đề công nghệ này có đáng để đầu tư hay không.

"Do nằm ở trung tâm của ngành công nghiệp máy bay không người lái thương mại, Trung Quốc hiện có một số lợi thế nhất định trong bối cảnh kỷ nguyên của các hệ thống không người lái đang hé rạng" — Emily Feng và Charles Clover, hai tác giả của bài báo, cho hay.

Nhu cầu tiêu thụ trong nước lớn, và cơ sở sản xuất quy mô lớn sẽ kết hợp để thúc đẩy lĩnh vực này phát triển. Do đó, lẽ đương nhiên là chính phủ và quân đội Trung Quốc sẽ khai thác nó.

Theo: Thời Đại

Thảo luận