Khi tới thăm các tàu chiến, ông Konstantin Vnukov, Đại sứ Nga tại Việt Nam, nhận xét rằng, "chuyến thăm này góp phần quan trọng vào việc tăng cường mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước chúng ta". Đại sứ Nga cũng nhấn mạnh rằng, sự tương tác giữa Nga và Việt Nam trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh là một bằng chứng cho độ tin cậy cao nhất giữa hai nước.
"Việt Nam đang thực thi chính sách chủ quyền trong việc thiết lập quan hệ quân sự dựa trên nguyên tắc không tham gia bất cứ liên minh quân sự, không cho nước nào đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam, không được cho quốc gia khác sử dụng lãnh thổ nước mình để tiến hành xâm lược. Điều này hoàn toàn trùng hợp với các nguyên tắc cơ bản trong chính sách đối ngoại của Nga, được xây dựng dựa trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế. Quan hệ quân sự Nga-Việt không nhằm chống lại các nước thứ ba. Chứng tỏ về điều đó là chương trình chuyến thăm tới Cam Ranh của đoàn tàu Nga mang ý nghĩa nhân đạo. Một thí dụ điển hình về điều đó là hoạt động đầu tiên của các thủy thủ Nga tại Việt Nam là việc đặt vòng hoa bên đài tưởng niệm những người lính và thường dân của hai nước đã hy sinh vì hòa bình và ổn định trong khu vực.
Xin nhắc lại rằng, trước đó nhóm tàu chiến của Hạm đội Thái Bình Dương Nga đã đến thăm Cam Ranh vào năm 2014 và năm 2017. Tuy nhiên, các thủy thủ Nga lần đầu tiên làm quen với Cam Ranhu vào đầu thế kỷ trước, khi ở đó chưa có cảng biển. Vào tháng 4 năm 1905, các chiến hạm của Hải đoàn Thái Bình Dương thuộc Đế chế Nga lần đầu tiên ghé vào vịnh Cam Ranh. Đó là thời điểm diễn ra Chiến tranh Nga-Nhật. Hải đoàn được điều động rời các cảng trên biển Baltic để tham gia chiến sự trên Biển Nhật Bản. Các tàu chiến Nga đã neo đậu ở vịnh Cam Ranh trong thời gian 12 ngày để bổ sung dự trữ nước, thực phẩm và than. Nhân tiện xin nói luôn, ba người Việt đã lên boong tàu tuần dương Nga. Khi ấy họ đã là những nhân vật được biết tới ở Việt Nam, và tiếp đến tên tuổi họ mãi mãi đi vào lịch sử giải phóng dân tộc của đất nước này. Đó là các cụ Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quý Cáp. Chuẩn bị cho những cải cách căn bản ở Việt Nam, họ nỗ lực làm quen với cuộc sống của các quốc gia hàng đầu vào thời đó. Và họ quyết định tiếp cận chiến hạm Nga, để có được một khái niệm đầu tiên, dù là bề ngoài, về đất nước này.
Điều đáng chú ý là lễ ký kết thỏa thuận này đã diễn ra hai tháng sau khi kết thúc cuộc chiến tranh biên giới Việt- Trung. Liên Xô đã đóng một vai trò quan trọng vào thời điểm đó. Hải quân Liên Xô đã điều các tàu tuần dương và tàu khu trục tới Biển Đông, đến đầu tháng Ba, quân số tàu chiến Liên Xô trên Biển Đông lên tới 30 chiếc. Kết quả sự hiện diện của tàu Liên Xô là Hải quân Chiến khu miền Nam của Trung Quốc đã không có cơ hội để tham gia vào cuộc tấn công Việt Nam. Cùng với đó, thuỷ thủ Liên Xô đã đối phó với các tàu chiến Mỹ. Ngày 25 tháng 2 năm 1979, các tàu Mỹ đã đỗ thành chuỗi ngoài khơi bờ biển Việt Nam, mà theo người Mỹ lúc bấy giờ gọi là "để kiểm soát tình hình". Để ngăn tàu Mỹ không tới được khu vực hoạt động chiến sự, tàu ngầm Liên Xô đã chặn các ngả đường tiếp cận của tàu Mỹ. Tàu Liên Xô đã tạo ra một rào cản trên biển mà tàu Mỹ đã không dám vượt qua và đến ngày 6 tháng 3 thì rút hết khỏi Biển Đông.
Hải quân Nga đang tăng cường hiện diện trên đại dương thế giới — ông Dmitry Mosyakov, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á, Úc và Châu Đại Dương thuộc Viện nghiên cứu phương Đông cho biết trong cuộc phỏng vấn với "Sputnik". — Điều này có nghĩa là sẽ có những chuyến hành trình dài mới để giải quyết các vấn đề vượt ra ngoài khuôn khổ địa lý trước đó. Thỏa thuận về đơn giản hóa thủ tục cho tàu chiến Nga vào vịnh Cam Ranh mở rộng khả năng của hạm đội Nga, chứng tỏ về điều đó là việc các tàu chiến của Hạm đội Thái Bình Dương Nga thường xuyên vào cảng này.