Tàu chiến NATO có nguy cơ nào ở Biển Đông

Tàu chiến của các nước NATO có thể xuất hiện tuần này ở Biển Đông, và diễu qua sát gần quần đảo Trường Sa. Tin tức giật gân như vậy công bố tại hội nghị quốc tế vừa diễn ra ở Shangri-La thuộc Singapore.
Sputnik

Đó sẽ là một số tàu chiến của Pháp và Vương quốc Anh. Ngoài ra trên boong tàu sẽ có các binh sĩ từ Đức. Bằng cách như vậy, các quốc gia lớn là thành viên NATO sửa soạn tuyên bố rằng họ cũng muốn hiện diện  ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương và tác động đến tình hình tại đây. Như Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Parly giải thích khi phát biểu tại khách sạn Shangri-La, khi tiến hành tập trận ở Biển Đông, Pháp và các đồng minh của Paris sẽ mang đóng góp vào chế độ đã được khẳng định tại đó dựa trên luật pháp quốc tế. Vị quan chức ngoại giao Pháp có ý nói tới công lao bảo vệ nguyên tắc tự do lưu thông hàng hải.

"Trung Quốc ra tay ở Biển Đông quá nhanh"
Đại diện của Bắc Kinh tham dự hội nghị đã phản ứng như sau: Trung Quốc  cũng ủng hộ tự do hàng hải, nhưng nếu tàu thuyền của quý vị tiến vào gần lãnh hải Trung Quốc dưới 12 dặm biển thì sẽ bị coi là vi phạm chủ quyền của CHND Trung Hoa. Đáng tiếc là  vị tướng Trung Quốc không nói rõ, cần tính khoảng cách 12 dặm từ điểm nào.

Sự xuất hiện của tàu chiến NATO ở Biển Đông nguy hiểm như thế nào? NATO là  tổ chức liên minh quân sự mà trong nhiều thập niên đã đe dọa dùng vũ lực với các nước XHCN châu Âu. Những năm 1990 chiến dịch của NATO đã chia cắt  Yugoslavia. Tai tiếng luôn kèm theo hoạt động của NATO ở Iraq, Libya, Afghanistan. Và hôm nay, chính sách quân sự của NATO bộc lộ rõ hướng chống  Nga và hàng loạt quốc gia khác.

Đầu đàn trong khối liên minh NATO là Hoa Kỳ. Và, như khẳng định của nhà báo Liu Zhen từ tờ South China Morning Post, Washington đang gây áp lực với các đồng minh châu Âu của Mỹ, để họ gia tăng hiện diện trên Biển Đông.

Thảm họa kinh hoàng nào xảy ra nếu Mỹ - Trung "so găng" quân sự trên Biển Đông?
Giới quân sự ở các thủ đô châu Âu hôm nay không phản đối chuyện bám trụ  ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Điều đó cho phép các nước này kiểm soát chặt chẽ hơn với tình hình trong khu vực, nơi là trung tâm đan xen  của chính trị và kinh tế thế giới. Các tướng lĩnh Anh và Pháp dự kiến đến năm 2020 sẽ có lực lượng hải quân thường trực ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Như vậy, trước mắt chúng ta diễn ra cuộc đua tranh quân sự  ngày càng ráo riết hơn của các cường quốc trong khu vực, và cuộc chạy đua vũ trang chưa hề chấm dứt có thể biến góc này của châu Á thành một thùng thuốc nổ mới.

Liệu thùng thuốc nổ ấy có bị kích hoạt bây giờ hay chăng? Chắc là không. Tuần trước, hai tàu chiến Mỹ đã ghé vào vùng 12 dặm biển của lãnh thổ Trung Quốc. Bắc Kinh hạn chế bằng tuyên bố phản đối. Thế nhưng ai có thể đảm bảo rằng sẽ chẳng có gì xảy ra trong tương lai với đội tàu chiến của các quốc gia kình địch nhau?

Thảo luận