Được biết, trong quá trình đàm phán, các bên đã thảo luận về việc thành lập tại Bắc Syria lực lượng quân sự gồm những người Ả Rập Sunni. Ngoài ra, đại diện các nước Ả Rập đã hội đàm với chỉ huy của YPG và SDF.
"Các quốc gia Ả Rập muốn hỗ trợ quá trình tái thiết các thành phố Syria, trước hết là ở Raqqa. Trong khi tham quan miền Bắc Syria và đàm phán, phái đoàn Mỹ và các nước châu Âu đã mang theo đại diện các nước Ả Rập. Mỹ tìm cách có được sự hỗ trợ kinh tế từ phía các nước Ả Rập trong việc khôi phục Raqqa. Bên cạnh đó, Ai Cập, Ả Rập Saudi, Jordan và UAE muốn lập ra lực lượng liên quân Ả Rập ở phía bắc Syria, nhưng có một số yếu tố khiến họ chần chừ với bước này. Yếu tố chính là phản ứng của Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và Nga, có thể xảy ra nếu các nước Ả Rập xâm nhập lãnh thổ Syria. Hiện tại, về vấn đề này còn chưa sáng tỏ. Các nước Ả Rập vẫn chưa có kế hoạch viện trợ nhân đạo. Trong khi đó, Hoa Kỳ ủng hộ sáng kiến lập ra liên quân các nước Ả Rập. Họ muốn thu hút Ả Rập Xê-út, Qatar và UAE vào lãnh thổ Syria để đạt được sự hiện diện quân sự của các nước này nhằm đảm bảo an toàn cho miền bắc Syria. Mỹ tìm cách chuyển giao vùng lãnh thổ bắc Syria và các khu vực cư trú của người Ả Rập Sunni cho các nước này kiểm soát. Đây là vấn đề đầu tiên trong chương trình nghị sự. Trong khi đó, phía Ả Rập có một loạt quan ngại về kế hoạch như vậy, họ lo lắng trước cái bẫy tiềm năng từ phía người Mỹ, cũng như phản ứng có thể của Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và Nga sau động thái này. Vì vậy, hiện tại họ đang trì hoãn trong việc đưa ra quyết định" — ông Iso cho biết.