G7 và G20 mở cửa cho Việt Nam

Đây là lần thứ 2 Việt Nam được mời tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) mở rộng. Đoàn đại biểu Việt Nam do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu sẽ có cơ hội giới thiệu quan điểm của nước này về các vấn đề của thế giới hiện đại, nói lên những ý tưởng và sáng kiến .
Sputnik
Các Ngoại trưởng G7 ra tuyên bố mạnh mẽ về Biển Đông

Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, nhà khoa học chính trị Vladimir Kolotov, Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh thuộc Đại học Tổng hợp Quốc gia St. Petersburg, cho biết: Đây là một sự kiện rất đáng chú ý. Việc Việt Nam được mời tham dự hai diễn đàn đa phương quan trọng  như G7 và G20 cho thấy vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng được công nhận trong khu vực và trên thế giới. Trên thực tế, Việt Nam là một trong những nước ổn định nhất ở Đông Nam Á, nước này đang phát trển tích cực và năng động. Ở đất nước này chính quyền đảm bảo sự ổn định, làm đúng theo phương châm của Chủ tịch Hồ Chí Minh "thêm bạn bớt thù". Một thực tế tích cực là Việt Nam lần thứ hai được mời tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G-7. Nhưng, không nên bỏ qua thực tế rằng, giá trị của diễn đàn này đã giảm đáng kể trong những năm gần đây.

Bộ Ngoại giao: Nga không bị cô lập trong G20
Giáo sư Kolotov lưu ý đến thực tế rằng, hiện nay, một số quốc gia cố gắng hành động đơn phương và bất hợp pháp. Ở đây trước hết nói về Hoa Kỳ. Nước này muốn để các khu vực khác trên thế giới thực thi  pháp luật của Mỹ, đồng thời can thiệp thô bạo vào công việc của các nước khác. Những hành động như vậy làm suy yếu hiệu quả, làm giảm giá trị của nhiều diễn đàn quốc tế có sự tham gia của Hoa Kỳ. Ví dụ, do những hành động của Hoa Kỳ, hội nghị thượng đỉnh G7 rất giống màn biểu diễn của một người, trong đó những người khác tham dự hội nghị chỉ có việc nghe lời hướng dẫn của Mỹ và sau đó cạnh tranh với nhau để sớm thực hiện chỉ thị của họ. Nga chống lại thái độ gây sức ép và ủng hộ sự tham gia bình đẳng của tất cả các nước lớn và nhỏ. Gần đây ở Đức đã vang lên lời kêu gọi đưa Nga trở lại G7, khi đó Matxcơva trả lời rằng, chúng tôi không quan tâm đến định dạng này, nó đã trở nên vô nghĩa, chúng tôi không muốn nghe những lời răn dạy của Mỹ.

Hệ thống quan hệ quốc tế đang lâm vào cuộc khủng hoảng — Giáo sư Vladimir Kolotov nói. — Tất nhiên, chúng tôi hoan nghênh thực tế rằng, hiện nay trên trường quốc tế, đặc biệt trên các diễn đàn G7 và G20, tiếng nói của một quốc gia có trách nhiệm và có chủ quyền như Việt Nam bắt đầu vang lên ngày càng rõ rệt.

Thảo luận