Cuộc truy lùng trùm giang hồ biệt danh 'bàn tay vàng' của cựu thành viên H88

Vụ việc gần 100 cây vàng bị mất cách trụ sở công an chỉ khoảng 200 m. Cuộc truy bắt tên trộm có biệt danh "bàn tay vàng" khiến cảnh sát hình sự ở Hải Phòng mất nhiều thời gian.
Sputnik

Một trinh sát từng tham gia H88 (Công an Hải Phòng) nói rằng khi nhắc đến thương hiệu này, những kẻ giang hồ ở đất Cảng thời đó vẫn còn e ngại.

Trong số hàng chục cán bộ đã nghỉ hưu, đến nay chỉ còn sót lại một vài cán bộ đang đương chức. Đại tá Lê Hồng Thắng, Trưởng phòng cảnh sát hình sự (PC45, Công an Hải Phòng) là một trong số đó.

Cuộc đột kích nhà trùm xã hội đen Cu Nên của H88

Đại tá tâm sự, H88 đã giúp ông tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm để ngày nay có cơ hội vận dụng thêm vào những vụ án nóng xảy ra trên địa bàn.

Gần 100 cây vàng biến mất không dấu vết

Năm 2013, vụ trộm vàng ở thị trấn An Lão (Hải Phòng) khiến lực lượng hình sự đất Cảng đau đầu. Nhà nạn nhân được xây kiên cố, ngay ngã ba thị trấn, cách trụ sở công an khoảng 200 m.

"Đó là một trong những vụ án dị nhất", đại tá Thắng chia sẻ và cho biết hung thủ gây án không để lại bất cứ dấu vết gì. Theo lời Trưởng phòng PC45, lúc đó lãnh đạo Công an Hải Phòng nhấn mạnh: "Vụ án mất gần 100 cây vàng diễn ra  gần trụ sở công an, nghe không thể chấp nhận được". Do đó, khi nhận lệnh chỉ đạo trực tiếp, PC45 đã tung lực lượng tinh nhuệ nhất vào cuộc truy bắt hung thủ.

Cảnh sát đã xác minh khoảng 300 người nghi vấn chuyên liên quan đến trộm ở Hải Phòng nhưng không có manh mối nào.

"Họp chuyên án với các anh em xong, tôi thấy bế tắc. Một mình ngồi hàng giờ suy nghĩ về các tình tiết vụ án, thực sự cảm thấy kiệt sức và vô vọng", người đứng đầu PC 45 Hải Phòng nói.

Năm Cam: Hành trình trở thành “ông trùm” giang hồ Sài Gòn
Cùng thời điểm này, nhiều tỉnh thành miền Bắc cũng xuất hiện các vụ trộm vàng tương tự. Các vụ án dường như rơi vào ngõ cụt, bởi thủ phạm không để lại dấu vết tại hiện trường.

Để có thêm manh mối, đại tá Thắng đã điện cho cảnh sát hình sự các tỉnh để có thêm nguồn tin. Sau hàng loạt cuộc gọi, người từng có thâm niên trong đội H88 nhận định kẻ gây có thể không phải người Hải Phòng nhưng khá am hiểu địa bàn này, do đó không để lại bất cứ dấu vết gì.

Người đứng đầu lực lượng cảnh sát hình sự ở đất Cảng chia sẻ, sau nhiều ngày điều tra cảnh sát tập trung vào manh mối hai người đàn ông từng thuê nhà nghỉ gần hiện trường. Tưởng rằng có chút hi vọng nhưng một lần nữa các thành viên trong ban chuyên án lại thất vọng vì chẳng có thêm chút thông tin gì.

Đại tá Lê Hồng Thắng, Trưởng phòng PC45, Công an TP Hải Phòng, người từng tham gia đội H88.

Lộ diện 'bàn tay vàng'

Một đêm thức trắng bởi áp lực vụ án, đại tá Thắng chợt liên tưởng đến vụ án do chính ông triệt phá. Đó là vào năm 2012, khi ông còn là Phó trưởng công an huyện An Dương đã trực tiếp lên huyện Cao Phong (tỉnh Hòa Bình) để tìm hiểu tên trùm ma túy liên tỉnh Sùng A Khai (người Sơn La).

"Dọc đường đi trinh sát, tôi nhớ có người nói về một kẻ được mệnh danh là "bàn tay vàng". Đặc điểm của tên này là chuyên gây án ở các tiệm vàng. Tuy nhiên hắn đã bị bắt đi tù", viên đại tá nhớ lại.

Hải "Bánh” là “kẻ phản đồ” trong giới giang hồ?
Hồi đó, do tò mò nên ông Thắng đã hỏi rõ tên tuổi, địa chỉ của kẻ được mệnh danh là "bàn tay vàng". Tất cả thông tin vị cán bộ này ghi vào một mảnh giấy, lưu giữ để làm tư liệu đánh án khi cần.

"Và tôi đã lục tìm trong đống giấy tờ, mọi ngóc ngách trong tủ đồ cá nhân để tìm mảnh giấy đó. May mắn đã mỉm cười với tôi khi thấy được tư liệu quý trên. Trong giấy còn ghi rõ anh ta tên Thiêm, quê ở Cao Phong, Hòa Bình", đại tá Thắng chia sẻ.

Ngay tức thì, một tổ trinh sát được cử lên Hòa Bình xác minh về Thiêm. Tại đây, lực lượng làm nhiệm vụ có được thông tin Thiêm đã ra tù trước thời điểm xảy ra vụ trộm vàng ở Hải Phòng khoảng gần một năm. Tên này thường xuyên vắng mặt ở địa phương.

Sử dụng nhiều biện pháp nghiệp vụ, cảnh sát xác định Thiêm từng xuất hiện ở Hải Phòng 2 lần. Đó là một lần trước thời điểm xảy ra vụ án và một lần khi vụ án xảy ra.

Thông tin quan trọng hơn, trước thời điểm nhóm trinh sát Hải Phòng xuất hiện ở Hòa Bình khoảng 2 ngày, Thiêm và một đồng bọn tên Ngân trở về Hòa Bình, trả nợ tiền đánh bạc, mua mảnh đất và một xe máy.

Tiệm vàng ở An Lão, nơi từng bị kẻ trộm mang biệt danh "bàn tay vàng" lấy đi gần 100 cây vàng.

"Lúc này tôi nghĩ mình đi đúng người, đúng hướng. Không lâu sau, khi có đủ chứng cứ, cảnh sát đã ra lệnh bắt Thiêm", đại tá Thắng nói.

Bí ẩn chiếc nhẫn nằm trong bàn tay

Truy tố nhóm giang hồ "bảo kê" mại dâm người chuyển giới
Theo lời đại tá Thắng để lần ra tung tích của tên tội phạm cảnh sát cũng phải trải qua chặng đường dài. Khi xác định hắn có mặt ở nhà của một bạn tù ở tỉnh Hà Tây cũ (nay là Hà Nội) có nghề mổ lợn, lệnh bắt Thiêm được ban hành.

Mật phục chờ tới gần 5h (ngày 16/10/2013), khi gia chủ thức dậy, mở cửa để đem thịt lợn đi bán thì cảnh sát ập vào ngôi nhà, bắt Thiêm. "Lúc bắt, hắn đang nằm ngủ ở tầng 2 của ngôi nhà. Điều đặc biệt, tên tội phạm còn đang nắm một chiếc nhẫn vàng 5 chỉ trong lòng bàn tay chứ không đeo vào ngón", viên đại tá tiết lộ.

Sau khi bị bắt, Thiêm tỏ ra lì lợm, một mực không khai nhận bất cứ điều gì về vụ án xảy ra. Chỉ đến khi đại tá Thắng biết về điều bí ẩn đối với chiếc nhẫn Thiêm nắm giữ trong lòng bàn tay ngay cả khi ngủ, tên trộm mới thừa nhận hành vi mình gây ra.

Ông có thể nói rõ hơn về những bí mật chiếc nhẫn để trong lòng bàn tay? Trước lời đề nghị trên của phóng viên, ông trưởng phòng cảnh sát hình sự cười hiền khô rồi từ chối trả lời.

Thiêm (trái) và Ngân (phải) tại cơ quan điều tra.

Khởi tố vụ án giết người của 'giang hồ đất Cảng'
Đại tá Thắng chỉ bật mí đó là một môn võ chỉ có 2 người mới rõ. Do biết đánh trúng tâm lý, ông đã "hạ" được điểm yếu của kẻ phạm tội.

"Là lính H88, phải tự mình quyết định hướng hành động và chịu trách nhiệm trong từng tình huống nên tôi có thêm chút kinh nghiệm đối phó với tội phạm mà thôi", vị lãnh đạo tham gia vụ án bắt tên trộm "bàn tay vàng" tự hào nhắc đến đội cảnh sát hình sự đặc nhiệm H88 Công an Hải Phòng.

Tháng 2/2018, Chủ tịch nước ký quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho đại tá Lê Hồng Thắng (sinh năm 1965 tại Hải Dương) — Trưởng Phòng CSĐT tội phạm về TTXH Công an Hải Phòng.

Trước đó, Phòng cảnh sát hình sự và Đội H88 cũng là đơn vị đầu tiên trong lực lượng công an toàn quốc được phong danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Đại tá Lê Hồng Thắng từng kinh qua nhiều vị trí công tác: Đội trưởng Đội án tuyến, Đội án sở hữu, Phó trưởng Công an huyện An Dương và Trưởng phòng Cảnh sát hình sự.

Nguồn: Zing

Thảo luận