Người tài đi hết, Việt Nam để lại cho ai?

Thay vì chê trách người tài không chịu về Việt Nam để xây dựng đất nước, chúng ta trước hết cần phải thay đổi định nghĩa về "người tài". Phải làm sao để không phải cứ được giáo dục ở nước ngoài mới là người tài.
Sputnik

"Có độc giả hỏi rằng tôi đã đóng góp được gì cho Việt Nam, có người hàm ý đi nước ngoài suốt như thế thì ở Việt Nam lúc nào đâu mà đóng góp, rồi chuyển sang chuyện người tài đi hết thì để Việt Nam lại cho ai…

… Thay vì chê trách người tài không chịu về Việt Nam để xây dựng đất nước, chúng ta trước hết cần phải thay đổi định nghĩa về "người tài". Phải làm sao để không phải cứ được giáo dục ở nước ngoài mới là người tài. 

Đại cục của con dân đất Việt là gì?

Chỉ riêng năm 2017, Việt Nam có thêm hơn 200.000 cử nhân thất nghiệp. Công sức dành để lôi kéo du học sinh trở về chẳng phải sẽ tốt hơn nếu được sử dụng để đào tạo cử nhân trong nước có thể làm việc, đóng góp cho đất nước?

Chúng ta cũng cần phải thay đổi cái nhìn về "xây dựng đất nước". Đã qua lâu rồi cái thời cứ phải ở nhà đắp đê, trồng lúa mới là xây dựng đất nước. Giới hạn khả năng di chuyển của bất cứ ai trong thời đại toàn cầu hoá hiện nay không chỉ khó, mà còn là mang tính độc đoán. Thay vì bắt người tài ở nhà, hãy tạo điều kiện để họ ở đâu cũng có thể phát huy hết tiềm năng mà không phải mặc cảm tội lỗi.

Một quốc gia đối xử tốt với người dân, thì người dân ở đâu cũng sẽ hướng về quốc gia đó".

(Thạc sĩ trí tuệ nhân tạo NGUYỄN THỊ KHÁNH HUYỀN nêu quan điểm về vấn đề chảy máu chất xám trên VNExpress ngày 9-6)

Theo: VNExpress, NLĐ

Thảo luận