"Việt Nam xem Canada là đối tác quan trọng ở châu Mỹ"

Ngày 8/6 tại Québec, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc hội kiến với Toàn quyền Canada Julie Payette nhân dịp dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng và thăm Canada.
Sputnik

Tại cuộc hội kiến, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh mối quan hệ truyền thống giữa Việt Nam và Canada, khẳng định luôn coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác toàn diện với Canada vì lợi ích của mỗi nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở hai khu vực và trên thế giới.

Việt Nam là ngôi sao đang lên ở khu vực Đông Nam Á

Tăng cường hợp tác nhiều lĩnh vực

Toàn quyền Canada Julie Payette khẳng định Việt Nam là đối tác quan trọng của Canada ở khu vực, luôn ủng hộ Việt Nam và mong muốn thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác lâu dài với Việt Nam.

Trên tinh thần chính sách nhất quán của Việt Nam là tham gia tích cực, xây dựng và có trách nhiệm vào cộng đồng Pháp ngữ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Canada tiếp tục thúc đẩy phong trào Pháp ngữ tại Việt Nam, trong đó có việc cấp học bổng cho sinh viên Việt Nam, hỗ trợ đào tạo giảng dạy tiếng Pháp tại Việt Nam.

Thủ tướng cũng đề nghị Canada ủng hộ Việt Nam tham gia các dự án ứng phó biến đổi khí hậu, các dự án hợp tác kinh tế, giáo dục — đào tạo trong khuôn khổ tổ chức Pháp ngữ. Toàn quyền Canada đánh giá cao những thành tựu kinh tế — xã hội Việt Nam đạt được trong quá trình đổi mới và sự tham gia tích cực của Việt Nam vào cộng đồng Pháp ngữ.

Món quà mừng Năm mới của Thủ tướng Canada dành cho người Việt Nam (Video)
Toàn quyền Canada khẳng định tiếp tục tạo thuận lợi cho mở rộng hợp tác và trao đổi học thuật, thông qua việc thiết lập các quan hệ đối tác và các chương trình trao đổi sinh viên giữa các cơ sở giáo dục của hai nước. Toàn quyền Canada cũng khẳng định ủng hộ, hỗ trợ các nỗ lực của Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu.

Toàn quyền Canada đánh giá cao vai trò và đóng góp của cộng đồng người Việt đối với đất nước Canada, đặc biệt là các sinh viên Việt Nam đang học tập tại đây.

Hai nhà lãnh đạo khẳng định quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam — Canada là khuôn khổ để hai bên tăng cường hợp tác hơn nữa và nhất trí thời gian tới, hai nước cần tiếp tục triển khai các biện pháp cụ thể đưa quan hệ Đối tác toàn diện đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả; tiếp tục phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn quốc tế và khu vực như Liên Hợp Quốc, APEC, cộng đồng Pháp ngữ (Francophonie).

Hai nhà lãnh đạo cũng trao đổi sâu rộng, chia sẻ lập trường về nhiều vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Về vấn đề biển Đông, hai nhà lãnh đạo ủng hộ bảo đảm an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không, giải quyết hoà bình các tranh chấp trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý, không sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực, thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC, nỗ lực sớm hoàn tất COC thực chất.

Nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã mời Toàn quyền Canada Julie Payette  thăm Việt Nam và bà đã vui vẻ nhận lời.

Việt Nam xem Canada là đối tác quan trọng ở châu Mỹ

Báo chí Canada nói gì về chuyến thăm của Thủ tướng Trudeau tới Việt Nam?
Chiều cùng ngày, phát biểu trước đông đảo nhà đầu tư dự tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam-Canada, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tin tưởng, trong môi trường kinh doanh đầu tư thuận lợi của Hiệp định CPTPP sắp có hiệu lực, sẽ có sự bùng nổ, sẽ có làn sóng đầu tư mới của Canada, của Québec vào Việt Nam.

Tại đây, Thủ tướng chỉ ra hàng loạt kỷ lục của Việt Nam như: tăng trưởng kinh tế cao, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 425 tỷ USD, đầu tư nước ngoài đạt trên 37 tỷ USD năm 2017… Việt Nam là thị trường có sức mua lớn với thu nhập bình quân theo ngang giá sức mua là 6.800 USD. Năng lực cạnh tranh và môi trường kinh doanh ngày càng cải thiện. Các hiệp hội nước ngoài như Eurocham, Jetro, Amcham, Kocham… đều coi Việt Nam là điểm đến đầu tư ưu tiên trong ASEAN.

Nhiều tập đoàn xuyên gia lựa chọn Việt Nam là trung tâm sản xuất chiến lược kết nối với các chuỗi cung ứng toàn cầu. Tầng lớp trung lưu và giàu có sẽ chiếm trên 34% tổng dân số vào năm 2020. Ở Việt Nam, hiện có 64 triệu người dùng internet, đứng thứ 6 châu Á và thứ 12 trên thế

Thủ tướng nói và cho biết, tháng 3 vừa qua, Việt Nam và Canada đã ký và đang tiến hành phê chuẩn Hiệp định CPTPP.

Theo đó, Việt Nam cam kết xóa bỏ gần 100% số dòng thuế trong đó, 65,8% số dòng thuế sẽ về không ngay từ khi CPTPP có hiệu lực. 85,5% về không vào năm thứ tư và 97,8% về không vào năm thứ 11.

Nhiều mặt hàng xuất khẩu chính của Canada vào Việt Nam sẽ được miễn giảm thuế như thuế suất 18% với cá hồi tươi ướp lạnh và đông lạnh sẽ về 0% ngay khi CPTPP có hiệu lực, mức thuế 31% đối với thịt bò tươi ướp lạnh và đông lạnh sẽ về 0% trong vòng 2 năm, mức thuế 34% trên tôm hùm sẽ về 0% trong vòng 3 năm…

"Tôi cho rằng tiến trình này là một cơ hội tốt để các nhà đầu tư quốc tế, trong đó có Canada, thành phố Québec tham gia mua cổ phần, trở thành đối tác cổ đông chiến lược…", Thủ tướng nói và dẫn chứng, vừa qua, cơ quan chức năng Việt Nam đã cấp giấy phép đầu tư cho dự án năng lượng mặt trời tại tỉnh Ninh Thuận có sự tham gia của nhà đầu tư Canada với số vốn tới 150 triệu USD vừa được khởi công.

Thủ tướng khẳng định, Việt Nam xem Canada là đối tác quan trọng ở châu Mỹ. Nền kinh tế hai nước có tiềm năng to lớn, có tính bổ trợ cao cho nhau hơn là tính cạnh tranh.

Tại tọa đàm, Thủ tướng đã chứng kiến hai bên trao các thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực khoa học công nghệ, hàng không, giáo dục và đào tạo.

Theo: Vneconomy

Thảo luận