Ông Cang nên từ chức?

Nếu có lỗi, cảm thấy hổ thẹn và không còn xứng đáng, ông Cang nên từ chức...
Sputnik

Hôm 10/6, trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam xung quanh câu chuyện Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh thống nhất đề xuất kỷ luật ông Tất Thành Cang vì vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý tài sản, đầu tư trong các doanh nghiệp nhà nước về kinh doanh bất động sản…, ông Vũ Quốc Hùng — nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho rằng, đây là điều rất đáng hoan nghênh.

"Một mình ông Tất Thành Cang đơn thương độc mã thì không làm được gì đâu!"

Ông Hùng nói thêm về quy trình kiểm tra xử lý Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh:

"Ủy ban Kiểm tra Trung ương sẽ thẩm định nội dung vụ việc liên quan tới những vi phạm của ông Tất Thành Cang căn cứ vào hồ sơ/báo cáo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Tiếp đó, đơn vị này sẽ trình Ban Chấp hành Trung ương xem xét và đưa ra hình thức kỷ luật đối với ông Cang (nếu có)".

Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng cho rằng, về mặt ứng xử của đảng viên, ông Tất Thành Cang nên tự kiểm điểm bản thân và nhận hình thức kỷ luật trước những khuyết điểm, vi phạm.

Nguyên Phó chủ nhiệm thường trực UB Kiểm tra TƯ Vũ Quốc Hùng.

Trường hợp Ủy ban Kiểm tra Trung ương xét thấy bản kiểm điểm của ông Tất Thành Cang trước gửi Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh (nếu có) không đạt yêu cầu thì hoàn toàn có quyền yêu cầu cán bộ này bổ sung, làm lại.

Tháng 6, “lò” rực cháy, “ông Tất Thành Cang không thể vô can”!
Còn chuyện cán bộ vi phạm có xin lỗi dân, xin lỗi Đảng hay không phụ thuộc vào văn hóa ứng xử của từng người.

Trong trường hợp này, cũng không loại trừ việc Trung ương Đảng sẽ cách chức ông ấy", ông Hùng nêu quan điểm.

Cũng theo ông Vũ Quốc Hùng, trường hợp cán bộ tự kiểm điểm, đánh giá và nhận thấy vi phạm của mình chưa đến mức phải cách chức, nhưng bản thân cảm thấy hổ thẹn, không xứng đáng với niềm tin của Đảng và nhân dân thì họ nên xin từ chức.

"Một trong những nguyên tắc trong sinh hoạt Đảng là cán bộ phải tự phê bình và phê bình. Nhờ có những nguyên tắc đó, Đảng ta mới tồn tại và phát triển. Cho nên Đảng viên nếu có vi phạm phải biết nhận lỗi, nhận khuyết điểm, khắc phục vi phạm. Bản thân tôi không kêu gọi họ (cán bộ vi phạm) từ chức, nhưng chúng ta nên khuyến khích họ từ chức nếu không còn uy tín và tín nhiệm. Thậm chí nếu cán bộ đảng viên có chức vụ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cảm thấy không đảm đương được nhiệm vụ, làm ảnh hưởng đến tập thể thì cũng nên xin từ chức", ông Hùng nêu ý kiến.

Sự thật về sự “lộng quyền” của ông Tất Thành Cang
Trước đó, ngày 4/6, Ủy ban Kiểm tra Thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh đã ra thông báo về kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, kiểm điểm xem xét thi hành kỷ luật đối với đảng viên vi phạm liên quan đến Dự án khu dân cư Phước Kiển do Công ty Tân Thuận chuyển nhượng cho Công ty Quốc Cường Gia Lai. 

Kết luận về việc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đầu tư và xây dựng Tân Thuận (100% vốn thuộc Văn phòng Thành ủy) bán hơn 320.000 m2 đất tại huyện Nhà Bè cho Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai, Ban thường vụ Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, Phó Bí thư Thường trực Tất Thành Cang đã chấp nhận chủ trương chuyển nhượng không đúng thẩm quyền và chưa đúng quy định.

Ban Thường vụ Thành ủy đã thống nhất kết luận ông Tất Thành Cang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy có những vi phạm cụ thể sau:

Quyết định không đúng thẩm quyền; vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý tài sản, đầu tư trong các doanh nghiệp nhà nước về kinh doanh bất động sản;

Không đảm bảo quy trình, nguyên tắc xử lý công việc của Đảng bộ thành phố;thiếu kiểm tra trong triển khai thực hiện các quyết định của mình. 

Ban Thường vụ Thành ủy thống nhất đề xuất kỷ luật ông Tất Thành Cang và giao cho Ủy ban Kiểm tra Thành ủy tập hợp đầy đủ hồ sơ, tài liệu có liên quan để báo cáo Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét xử lý theo quy định của Đảng…

Theo: GDVN

Thảo luận