Bộ Công Thương “thay tên đổi họ“ và can thiệp quá sâu vào quyền kinh doanh?

Sau khi dự thảo nghị định về phát triển và quản lý ngành phân phối bị nhiều ý kiến đánh giá can thiệp sâu vào quyền kinh doanh của doanh nghiệp (DN), Bộ Công Thương đã thay tên dự thảo nghị định.
Sputnik

Ông Nguyễn Văn Hội, Vụ phó Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương — đơn vị chủ trì soạn thảo nghị định, cho biết như trên.

Hàng Việt chiếm 70-90% trong siêu thị: Bất ngờ khái niệm

Theo đó, ban soạn thảo đã thay tên dự thảo nghị định về phát triển và quản lý ngành phân phối bằng nghị định về quản lý và phát triển hạ tầng thương mại.

Cùng với thay tên, Bộ Công Thương cũng xây dựng lại nội dung với tinh thần giảm điều kiện kinh doanh, đưa ra khỏi dự thảo các nội dung đã quy định ở các luật, nghị định khác.

"Dự thảo nghị định sẽ không tạo thêm điều kiện kinh doanh, không làm phát sinh các giấy phép con, gây cản trở cho hoạt động kinh doanh của các DN mà nhằm tạo hành lang pháp lý theo hướng xóa bỏ rào cản, tháo gỡ khó khăn cho DN, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng" — ông Hội chia sẻ.

Có hay không chuyện doanh nghiệp phải "lót tay " cán bộ Công thương mới xong việc?
PV đặt câu hỏi: Các quy định trong dự thảo liên quan đến hạn chế các đợt khuyến mãi, yêu cầu siêu thị bán hàng đến 22 giờ, cả ngày lễ, ngày nghỉ có được đưa ra khỏi dự thảo cũ hay không? Ông Hội cho biết bộ sẽ tiếp tục tiếp thu các ý kiến góp ý của DN, chuyên gia, hiệp hội để hoàn thiện các nội dung.

"Chúng tôi đang ở giai đoạn đề xuất xây dựng nghị định nên sẽ nghiên cứu, tiếp thu, điều chỉnh" — ông Hội nói.

Trước đó, dự thảo quy định yêu cầu siêu thị, trung tâm thương mại phải mở cửa tất cả ngày trong tuần, kể cả ngày lễ, tối thiểu từ 10 giờ đến 22 giờ. Mỗi năm, các siêu thị, trung tâm thương mại chỉ được tổ chức ba đợt bán hàng giảm giá được chấp thuận bởi cơ quan có thẩm quyền, mỗi đợt giảm giá phải diễn ra trong tối thiểu 30 ngày.

“Con bài” Trịnh Xuân Thanh và những góc khuất tham nhũng quyền lực ở Bộ Công Thương VN
Bên cạnh đó, dự thảo đưa ra quy định siêu thị tiêu chuẩn phải có diện tích kinh doanh từ 250 m2 đến dưới 10.000 m2; phải phân bố ít nhất 30% gian hàng cho các sản phẩm có nguồn gốc từ các DN vừa và nhỏ của Việt Nam. Siêu thị phải có các dịch vụ giao hàng tận nhà, bán hàng qua Internet, qua bưu điện, điện thoại…

Góp ý về dự thảo, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhìn nhận quy định thời gian mở cửa siêu thị như dự thảo là can thiệp sâu vào quyền tự chủ kinh doanh của DN. Đây là vấn đề của thị trường, Nhà nước không cần hoặc không nên can thiệp.

Theo: Pháp luật TP.HCM

Thảo luận