"Tại sao phải sợ Trung Quốc? Mọi giao dịch thua lỗ với Trung Quốc phải kết thúc!"

Dừng ngay các giao dịch thua thiệt, đắt đỏ và nhà thầu Trung Quốc dùng lao động, vật tư, công nghệ Trung Quốc không có nghĩa là "thù địch" với Bắc Kinh.
Sputnik

Ngày 19/6, South China Morning Post đăng bài phỏng vấn độc quyền Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad, trong đó ông khẳng định:

"Việt Nam chỉ là "hạ quốc": Học giả Trung Quốc bình luận chiến lược của Hà Nội ở Biển Đông

Không có gì phải sợ Trung Quốc, nhưng những giao dịch thua lỗ với Trung Quốc phải kết thúc.

Vị Thủ tướng 92 tuổi của Malaysia muốn tăng cường quan hệ tốt với Bắc Kinh, nhưng ông thúc giục các nhà đầu tư Trung Quốc nên ngừng việc chỉ dựa vào sức mạnh vật chất, nguồn vốn và lao động trong nước họ mà từ chối bất kỳ lợi ích thực sự nào của Malaysia.

Ông cho rằng Thủ tướng tiền nhiệm Najib Razak đã quá lỏng lẻo trong việc phê duyệt các dự án do Trung Quốc hậu thuẫn, mang lại rất ít lợi ích cho người dân bản địa.

Các chuyên gia đã phân tích các phát biểu công khai của ông Mahathir Mohamad để có cái nhìn rõ ràng hơn về chính sách của ông với Trung Quốc sau một chiến dịch tranh cử nóng bỏng;

Mahathir Mohamad

Trong chiến dịch này ông tuyên bố Thủ tướng tiền nhiệm Najib Razak đã "bán hết" đất nước cho Trung Quốc, đổi lấy khoản nợ liên quan đến vụ bê bối hàng tỷ USD.

Việt Nam: Bài học quá đắt, quá đắng chỉ vì...tranh chấp với nhà thầu Trung Quốc
Suốt 9 năm cầm quyền của ông Najib Razak, các nhà quan sát quốc tế hầu hết cho rằng ông đã đưa Malaysia đến gần Trung Quốc.

Dưới sự lãnh đạo của ông, Malaysia đã tích cực tham gia sáng kiến Vành đai và Con đường với các giao dịch trị giá 34,2 tỉ USD.

Mahathir Mohamad cho biết, ông cũng muốn có quan hệ tốt với Bắc Kinh và chào đón bất kỳ nhà đầu tư nước ngoài nào mang đến việc làm, chuyển giao công nghệ và kỹ năng cho lao động Malaysia, mở rộng thị trường cho các sản phẩm của Malaysia.

Đây là lý do tại sao ông hoan nghênh ý kiến của ông trùm Trung Quốc Jack Ma về chuyển giao công nghệ, khi họ gặp nhau tại văn phòng Thủ tướng hôm thứ Hai 19/6.

"Đòn giáng" bất ngờ với hiệp định TPP: Malaysia đòi xem xét lại điều khoản
Thủ tướng Mahathir Mohamad khẳng định, quan điểm của ông về một số giao dịch Trung Quốc hậu thuẫn mà ông tin là đắt đỏ, thiệt thòi cho Malaysia, không có nghĩa là ông có thái độ "thù địch" gì với Bắc Kinh.

Nhà lãnh đạo Mahathir Mohamad nói:

"Đôi khi tôi trở thành người phát ngôn cho Trung Quốc, bởi vì đi đến đâu người ta cũng hỏi tôi: ngài nghĩ gì về Trung Quốc? Ngài không sợ à? Tôi nói, không có gì phải sợ. Chúng ta đã là láng giềng của nhau suốt 2000 năm, các bạn chưa bao giờ xâm lược chúng tôi. Tôi luôn coi Trung Quốc là một láng giềng tốt, và cũng là thị trường rất lớn cho bất cứ thứ gì chúng tôi sản xuất. Malaysia là một quốc gia kinh doanh. Chúng tôi cần thị trường, vì vậy chúng tôi không thể cãi nhau với một (nước có) thị trường lớn như vậy. Nhưng khi nói đến việc ký hợp đồng với Trung Quốc, vay các khoản tiền khổng lồ từ Trung Quốc, và các nhà thầu Trung Quốc thích sử dụng công nhân của họ từ Trung Quốc, dùng mọi thứ được nhập từ Trung Quốc, thậm chí việc thanh toán không được thực hiện ở đây mà ở Trung Quốc, những loại hợp đồng đó không phải là thứ mà tôi hoan nghênh."

"Chúng tôi không muốn có một thành phố được xây dựng ở Malaysia để (nhà đầu tư đưa) người nước ngoài đến ở đó. Đó là những gì tôi chống lại, ngay cả khi (nhà đầu tư) là người Ấn Độ, các nước Ả Rập hay châu Âu. Những người nhập cư nước ngoài với số lượng lớn sẽ không ai được chào đón, chắc chắn là không đối với Malaysia."

Trung Quốc diễn tập chống phong tỏa thủy lôi trên Biển Đông
Một trong những dự án ông Mahathir Mohamad phản đối người tiền nhiệm, là tuyến đường sắt bờ biển phía Đông trị giá 108 tỷ USD mà ông Najib Razak đã chỉ định thầu cho Công ty Xây dựng kết nối Trung Quốc.

Ông đã cảnh báo người tiền nhiệm về việc nhà thầu Trung Quốc sẽ mang gần như 100% lao động và vật liệu từ Trung Quốc sang Malaysia.

Ngoài ra, ông lo ngại về dự án bất động sản lớn như Forest City trị giá 100 tỷ USD đang được xây dựng trên các đảo nhân tạo ngoài khơi bang Johor, gần Singapore;

Trong đó liên doanh giữa doanh nghiệp nhà nước có ảnh hưởng của Malaysia với nhà phát triển bất động sản Trung Quốc Country Garden Holdings sẽ đưa ra các sản phẩm nằm ngoài tầm với của hầu hết người Malaysia, và có thể những người Trung Quốc giàu có sẽ mua nó.

Làn sóng Jack Ma: Cái chết từ từ của doanh nghiệp Việt?
Còn với Jack Ma, người được Thủ tướng tiền nhiệm Najib Razak bổ nhiệm làm cố vấn kinh tế kĩ thuật số của Chính phủ Malaysia năm 2016, sau cuộc gặp hôm thứ Hai với Mahathir Mohamad, Jack Ma đã cam kết Alibaba sẽ tập trung vào việc tăng cường kĩ năng, chuyển giao công nghệ cho Malaysia và các thị trường mà doanh nghiệp này hoạt động.

Thủ tướng Mahathir Mohamad cho biết:

"Cách nói chuyện và trình bày vấn đề của Jack Ma khác hoàn toàn các nhà thầu lớn khác của Trung Quốc, những người chỉ muốn kiếm được hợp đồng ở đây mà không thuê công nhân của chúng tôi, sử dụng lao động từ Trung Quốc đưa sang."

Nhà lãnh đạo 92 tuổi cho biết, ông ngạc nhiên khi Jack Ma biết về dự án Siêu hành lang Đa phương phiện mà ông bắt đầu những năm 1990 khi vừa lên nắm quyền.

Jack Ma nói rằng, sáng kiến này là một trong những nguồn cảm hứng để ông ta khởi động Alibaba năm 1999.

Mahathir Mohamad cho biết thêm, ý tưởng của Jack Ma về phát triển nông thôn, giúp trẻ em học tập và tạo ra một xã hội không dùng tiền mặt để loại bỏ tham nhũng sẽ phù hợp với Malaysia.

Jack Ma

Ông muốn tới thăm Trung Quốc và trụ sở Alibaba ở Hàng Châu:

"Tôi phải xem, bởi vì tôi có thể học được nhiều điều từ ông ấy. Tôi chưa bao giờ thấy sợ Trung Quốc, bởi vì như tôi đã nói, họ chưa bao giờ xâm lược chúng tôi. Nhưng tôi nghĩ, chúng tôi sẽ cố gắng phát triển quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc." 

Theo: SCMP, GDVN

Thảo luận