Các nhà khoa học tin rằng giữa mức độ thông minh và bàn thắng ghi được có một sự liên kết trực tiếp.
Vào năm 2014, các nhà thần kinh học từ Viện Karolinska (Thụy Điển) đã thử nghiệm trên hai cầu thủ bóng đá Tây Ban Nha nổi tiếng — Xavi (Javier Creus) và Andres Iniesta. Các nhà khoa học chủ yếu quan tâm đến "chức năng điều khiển" của họ — các quy trình cấp cao trong bộ não con người, chịu trách nhiệm lập kế hoạch hành động và khả năng thay đổi phản ứng tùy thuộc vào tình hình.
Iniesta ghi được số điểm đáng kinh ngạc trong những nhiệm vụ khi có yêu cầu kỹ năng phân tích và kiểm soát ức chế — khả năng ngăn chặn các phản ứng bốc đồng thông thường và tạo ra phản ứng mới với sự quan tâm và lý trí. Xavi cho thấy kết quả xuất sắc trong các bài kiểm tra về logic, trí tưởng tượng và tính linh hoạt nhận thức, có nghĩa là, khả năng suy nghĩ về nhiều thứ cùng một lúc.
Các thử nghiệm trên các cầu thủ đội tuyển quốc gia Tây Ban Nha là giai đoạn trung gian của một nghiên cứu lớn hơn, đã được tiến hành khoảng mười năm bởi một nhóm các nhà khoa học Thụy Điển, được nhà thần kinh học Predrag Petrovic dẫn dắt.
Các nhà khoa học đã chứng minh kết luận bằng kết quả thử nghiệm 57 cầu thủ chuyên nghiệp của Giải bóng đá ngoại hạng (Allsvenskan) và Giải hạng nhất Thụy Điển. Tất cả những người tham gia thử nghiệm đều xấp xỉ cùng độ tuổi, với cùng trình độ học vấn.
Việc đánh giá khả năng của các cầu thủ bóng đá để đưa ra quyết định đúng trong chế độ đa nhiệm và dưới áp lực cảm giác mạnh mẽ. Ví dụ, một trong những nhiệm vụ yêu cầu vẽ trên giấy một số không lặp lại các hình dạng hình học — bằng cách như vậy các nhà tâm lý kiểm tra khả năng tư duy nhanh chóng và sáng tạo trong điều kiện căng thẳng. Chính trong thử nghiệm này một năm sau đó, Iniesta đã đạt kết quả tốt nhất so với tất cả những người tham gia.
Một nghiên cứu tương tự vào năm 2013 đã được giáo sư Đại học Montreal (Canada) Joslin Fober tiến hành. Ông so sánh mức độ thông minh và khả năng nhanh chóng hiệu quả đưa ra quyết định của các vận động viên chuyên nghiệp, người chơi nghiệp dư và người hâm mộ truyền hình. Hàng trăm vận động viên tham gia dự án là người chơi bóng bầu dục, khúc côn cầu (Giải NHL) và các cầu thủ bóng đá (đại diện của Giải Premier League Anh quốc).
Các nhà khoa học dưới sự hướng dẫn của Fauber đã tìm ra cách những người tham gia giải quyết các vấn đề logic, kiểm soát sự chú ý, ngăn chặn các phản xạ không mong muốn và sử dụng sự phản hồi. Những vận động viên hạng nhất đã vượt xa những người chơi nghiệp dư và người hâm mộ.
Nếu hiệu quả của cầu thủ trên sân phụ thuộc vào khả năng tinh thần của anh ta, thì việc luyện tập không chỉ cơ bắp, mà còn cả bộ não là sự hợp lý. Các nhà khoa học từ Viện Công nghệ Technion — Israel đã phát triển các trò chơi khoa học, giúp cầu thủ khả năng đọc trận đấu, nhanh chóng đưa ra quyết định phù hợp và đáp ứng một cách hiệu quả nhất với các tình huống bất thường.
Nguyên mẫu là chương trình Space Fortress, được tạo ra vào đầu những năm 1990 tại Đại học Illinois. Các nhà khoa học Mỹ muốn hiểu cách mọi người nhận được kiến thức. Các đồng nghiệp Israel của họ vào năm 1994 đề nghị sử dụng chương trình này để huấn luyện phi công, và giờ đây trên cơ sở Space Fortress, họ đã chế tạo thiết bị mô phỏng dùng trong bóng đá.
Đây không phải là trò chơi máy tính duy nhất để phát triển khả năng trí tuệ của vận động viên. Trên thị trường có khoảng ba chục công ty sản xuất các sản phẩm tương tự. Tuy nhiên, không phải ai cũng tin vào hiệu quả của chúng. Một số nhà khoa học đã từng hoài nghi về khả năng của các trình mô phỏng trò chơi điện tử. Theo họ, các dữ liệu sẵn có về tác động của các chương trình máy tính vào trí thông minh bị hạn chế và không đầy đủ, và không có bằng chứng khoa học cho thấy các trò chơi cải thiện khả năng nhận thức của con người.