Nạn tham nhũng - kẻ thù của Việt Nam và quan hệ đối tác Việt-Nga

Ở Việt Nam, trong bối cảnh tăng cường cuộc đấu tranh chống tham nhũng đã tổ chức hội nghị toàn quốc với nội dung chủ đạo là cuộc chiến chống lại cái ác này, được nêu đích danh là "giặc nội xâm".
Sputnik

Trong những phát biểu của mình, Tổng Bí thư Ủy ban Trung ương Đảng, các vị lãnh đạo nhà nước, bao gồm cả các cơ quan kiểm tra và thực thi  pháp luật, đã vạch ra một chương trình quy mô lớn để triệt tiêu tận gốc nạn tham nhũng trong nước. Trong cuộc phỏng vấn của "Sputnik", các chuyên gia Nga đánh giá cao kết quả của hội nghị nói trên.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: Cuộc chiến chống giặc nội xâm còn chịu sức ép nhiều phía

"Đây là một bước đi đúng hướng — Giáo sư Vladimir Kolotov, Giám đốc Viện Hồ Chí Minh thuộc Đại học tổng hợp quốc gia St. Petersburg nhấn mạnh. — Tổng Bí thư Ủy ban Trung ương Đảng Nguyễn Phú Trọng đã tuyệt đối đúng đắn khi  nói rằng nạn tham nhũng là "giặc nội  xâm của Việt Nam". Tại hội nghị đã  nêu lên những con số ấn tượng về  thiệt hại do tệ nạn tham nhũng  gây ra đối với nền kinh tế của đất nước, đối với phúc lợi của nhân dân. Tôi đặc biệt lưu ý rằng trong cuộc chiến chống tham nhũng do Đảng khởi xướng  "không có vùng cấm", "không có ngoại lệ", kể cả những quan chức cao cấp vẫn phải chịu trách nhiệm kỷ luật và trách nhiệm hình sự. Đồng thời, ở đây không nói về những kiểm tra, kiểm soát hàng loạt, mang tính tổng thể, mà hậu quả là những người vô tội có thể bị ảnh hưởng. Như thực tế cho thấy trong quá trình điều tra về một số vụ tham nhũng lớn, đã nghiên cứu xem xét chi tiết từng trường hợp cụ thể, vai trò của từng cá nhân phạm tội. Hoàn toàn theo tinh thần khẩu hiệu "chữa bệnh, cứu người ". Hội nghị đã chỉ ra rằng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giữ gìn sự trong sạch của Đảng đóng một vai trò quan trọng ở giai đoạn này của lịch sử Việt Nam, dẫn đến những thay đổi triệt để tốt hơn tại Việt Nam, đến mức tăng GDP đáng kể của đất nước ".

Chống tham nhũng – cuộc chiến không khoan nhượng
Tiến sĩ Kinh tế Vladimir Mazyrin, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN thuộc Viện Viễn Đông VHLKH LB Nga đã chú trọng đến những lời của Tổng Bí thư Trung ương Đảng rằng còn quá sớm để thỏa mãn với những kết quả đã đạt được trong cuộc chiến chống tham nhũng ở Việt Nam. Theo các chuyên gia quốc tế, tại những nước phương Đông, tệ nạn tham nhũng hàng năm "nuốt chửng " 2-5% GDP. Những người bạn Việt Nam đã đạt được việc hoàn trả lại  cho ngân sách ngân khoản không vượt quá 1% GDP. Vì vậy, vẫn còn nhiều việc phải làm  trong vấn đề này.

Giáo sư Mazyrin khẳng định rằng tham nhũng —  là kẻ thù, không chỉ đối với Việt Nam, mà còn là "kẻ không đội trời chung" với sự hợp tác Việt-Nga. Ông trích dẫn các ví dụ về tác động tiêu cực của thành phần tham nhũng đối với một số dự án chung của Việt-Nga:

Sự thật về cuộc chiến chống tham nhũng Việt Nam qua góc nhìn quốc tế
Ví dụ việc Việt Nam chuyển sang sử dụng đồng tiền polymer. Trước đó, tiền giấy cho Việt Nam được in ở Nga. Việc ký hợp đồng làm tiền nhựa ở Úc tạo ra  mối đe dọa tiềm năng cho đất nước. Nếu Hoa Kỳ, vì một lý do này hay cách khác không hài lòng với Việt Nam, sẽ đòi hỏi Úc ngăn chặn việc sản xuất tiền cho Việt Nam, thì nước Cộng hòa sẽ lâm vào tình huống cực kỳ khó khăn.

Một ví dụ khác là việc Nga không được tiếp nhận vào chương trình không gian của Việt Nam. Nga đã giành được chiến thắng cuộc đấu thầu quốc tế trước tập đoàn không gian Lockheed, nhưng những người ủng hộ tập đoàn Mỹ ở Việt Nam đã tìm thấy một thủ thuật. Dường như phía Nga đã không đưa phần bảo hiểm vệ tinh Việt Nam vào hồ sơ của mình, mặc dù trong điều kiện cạnh tranh không nói về quy định này. Với lý do xa vời này, dự án đã được chuyển giao cho Lockheed.

Và một ví dụ gần đây — việc Việt Nam từ chối chương trình năng lượng hạt nhân hòa bình, trước hết — từ bỏ việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân đầu tiên với sự tham gia của Nga. Trong khi tất cả các chuyên gia trên thế giới nhất trí rằng không có điện hạt nhân, Việt Nam thậm chí không thể duy trì tốc độ phát triển của nền kinh tế hiện nay, chưa kể đến mức độ cao hơn nữa trong tương lai.

Thảo luận