Số phận pháp lý của ông Đinh La Thăng ra sao sau phiên phúc thẩm?

Nếu cho rằng việc xét xử không đúng, ông Thăng có quyền đề nghị xem xét lại vụ án theo trình tự giám đốc thẩm.
Sputnik

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, bản án phúc thẩm có hiệu lực ngay sau khi tuyên án. Quyền kháng cáo chỉ đặt ra với bản án, quyết định sơ thẩm mà không áp dụng đối với bản án, quyết định phúc thẩm. Bị cáo phải chấp hành bản án phúc thẩm bất luận có đồng ý với các phán quyết trong bản án đó hay không.

Ông Đinh La Thăng vẫn nhận 18 năm tù

Nếu kêu oan hoặc xin giảm nhẹ hình phạt, giảm mức bồi thường thiệt hại…, bị cáo vẫn còn cơ hội đề nghị cơ quan tố tụng có thẩm quyền xem xét lại vụ án theo trình tự giám đốc thẩm. Tuy nhiên, đây là trình tự tố tụng đặc biệt, chỉ xem xét lại các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật trong những trường hợp sau: khi kết luận trong bản án, quyết định của tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án; có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật (điều 371 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015).

Do vậy, không phải mọi bản án, quyết định mà có đơn đề nghị giám đốc thẩm thì đều được xem xét, giải quyết theo trình tự này. Trường hợp đơn đề nghị giám đốc thẩm không có căn cứ, cơ quan thụ lý đơn sẽ ra thông báo không chấp nhận cho đương sự biết. Nếu đủ căn cứ (thoả mãn một trong các điều kiện quy định tại Điều 371 nói trên), người có thẩm quyền sẽ ra quyết định kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

Bị cáo Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch HĐQT/HĐTV PVN và các bị cáo tại phiên tòa.

Rất hồn nhiên: Ông Thăng đề nghị tòa tuyên vô tội
Với ông Đinh La Thăng (cựu chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam), nếu cho rằng việc xét xử không đúng (bị oan, không đúng tôi danh, mức hình phạt, bồi thường quá cao…), bị cáo có quyền đề nghị xem xét lại vụ án theo trình tự giám đốc thẩm.

Trường hợp vụ án được kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm thì theo quy đinh tại Điều 388 Bộ luật Tố tụng Hình sự thì thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm gồm:

— Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị.

— Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm bị hủy, sửa không đúng pháp luật.

— Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại.

— Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án.

— Sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

Nạn tham nhũng - kẻ thù của Việt Nam và quan hệ đối tác Việt-Nga
- Đình chỉ xét xử giám đốc thẩm.

Thụ án bao lâu thì ông Thăng có thể được đặc xá?

Theo bản án phúc thẩm ngày 26/6, ông Thăng phải chấp hành hình phạt tổng hợp của hai bản án là 30 năm tù. Theo Điều 63 Bộ luật Hình sự 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung), người bị kết án phạt tù có thời hạn, nếu đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định, có nhiều tiến bộ và đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự, thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền, tòa án có thể quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt.

Thời gian đã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu là một phần ba thời hạn đối với hình phạt tù có thời hạn. Như vậy, về nguyên tắc, ông Thăng phải chấp hành tối thiểu 10 năm mới được xem xét giảm án.

Điều 64 Bộ luật Hình sự quy định về giảm thời hạn chấp hành hình phạt trong trường hợp đặc biệt như sau: Người bị kết án có lý do đáng được khoan hồng thêm như đã lập công, đã quá già yếu hoặc mắc bệnh hiểm nghèo thì tòa án có thể xét giảm vào thời gian sớm hơn hoặc với mức cao hơn so với thời gian và mức quy định tại Điều 63 của Bộ luật này.

Vụ ông Đinh La Thăng và chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Về trách nhiệm bồi thường, dù đã được giảm án, ra tù trước thời hạn người bị kết án vẫn phải chấp hành nốt phần bồi thường nghĩa vụ dân sự mà chưa thực hiện. Tuy nhiên, việc chấp hành đến đâu còn tuỳ thuộc khả năng kinh tế của người phải thi hành. Cơ quan thi hành án dân sự sẽ không thể buộc đương sự phải thi hành nếu thực sự họ không có tài sản để thi hành.

Ông Thăng bồi thường 600 tỷ đồng bằng cách nào?

Đây là một số tiền không nhỏ đối với các bị cáo nói chung. Ông Thăng tại toà cũng trình bày chỉ có một căn chung cư. Quy định về giảm án, tha tù trước thời hạn cũng không quy định đã người bị kết án phải bồi thường toàn bộ thiệt hại thì mới được xem xét giảm án.

Hơn nữa, trường hợp ông Thăng bồi thường được 600 tỷ đồng thì nhiều người sẽ đặt câu hỏi số tiền lớn như vậy thì đương sự lấy ở đâu ra, nguồn gốc có hợp pháp không? Do vậy, nếu tiếp cận theo hướng này thì đây cũng có thể là một trở ngại cho việc thi hành án với phần bồi thường thiệt hại dân sự.

Ngày 26/6, tại phiên phúc thẩm vụ án PVN mất 800 tỷ đồng khi đầu tư vào Oceanbank, ông Thăng bị bác kháng cáo, y án 18 năm tù về tội cố ý làm trái quy định về nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng.

Giữa tháng 5, trong vụ án sai phạm trong chỉ định thầu tại dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, ông Thăng bị tòa phúc thẩm phạt 13 năm tù. Tổng hợp hai bản án, ông Thăng phải thi hành 30 năm tù.

Theo: VNExpress

Thảo luận