Trong cuộc phỏng vấn do Sputnik thực hiện, giáo sư về nghiên cứu chiến lược thuộc Trường đại học khoa học xã hội tự do quốc tế, ông Germano Dottori đã cho biết về ý nghĩa sâu xa hơn của nghiên cứu này, cũng như về việc, cách nhìn nhận của ông Trump có nghĩa gì đối với các đồng minh của Washington về NATO.
Sputnik: Điều gì buộc Washington phải xem xét lại chi phí cho việc triển khai quân đội Mỹ tại Đức?Liệu các đồng minh của Washington về NATO có cần lo lắng về vấn đề này hay không?
Germano Dottori: Tôi nghĩ rằng Nhà Trắng đang xem xét các lựa chọn khác nhau. Ai cũng biết rằng ông Trump cho rằng Mỹ phải giữ quan điểm khác trong các vấn đề thế giới. Ông ấy không phải là một vị tổng thống hung hăng, ít nhất là đối với Nga. Ông Trump dựa vào sức mạnh kinh tế của nước Mỹ hơn là dựa vào việc kéo dài sự hiện diện quân sự của Mỹ.
Thái độ với NATO là vấn đề đối với tất cả những ai vẫn còn có cái nhìn đối với vấn đề an ninh quốc tế giống như thời Chiến tranh Lạnh. Thời đại này đã lùi vào quá khứ. Tôi cho rằng đang hình thành hiện thực mới.
Sputnik: Liệu đâycó phảilà cớkhiếnchocác đồngminhcủaMỹvềNATOphảilongạihaykhông?
GermanoDottori: Điều này có thể được xem là vấn đề, vì quá trình hội nhập ở châu Âu bắt đầu vào thời kỳ Chiến tranh Lạnh, khi Hoa Kỳ trở thành một quốc gia hùng cường, một vị thủ lĩnh có uy tín tuyệt đối đối với người châu Âu. Nhưng giờ đây, khi thời kỳ đó đã kết thúc, ở châu Âu bắt đầu một cuộc đấu tranh giành vị thế người lãnh đạo.
Mỗi nước châu Âu giờ đây phải đưa ra chọn lựa cho mình dựa trên các lợi ích quốc gia, nhưng những lợi ích quốc gia này đương nhiên là mâu thuẫn với nhau. Vì thế, tôi nghĩ rằng trong tương lai không xa sẽ xảy ra quá trình "phân mảnh" của châu Âu và NATO.
Sputnik: Trongkhi ôngTrumptỏrõ ý định đưaquân độiMỹrakhỏi Đức, đạidiệncủaLầuNămGóc, ông Eric Pajon tuyênbốvềviệc "khôngtồntại ý định" rútquân. Theo ý kiếncủa ông, nêntinlờituyênbốnào?
GermanoDottori: Việc rút quân khỏi Đức cần được xem xét trong ngữ cảnh rộng hơn. Theo quan điểm của ông Trump, nước Mỹ cần chuyển sang "chế độ điều khiển từ xa" và thôi không mở rộng sự hiện diện của mình, và ông cho rằng lựa chọn này có lợi hơn xét từ góc độ chi phí tài chính. Đây cũng là cách tiếp cận mà Nhà Trắng áp dụng đối với Bắc Triều Tiên.
Dĩ nhiên, khối quân sự, trong đó có Lầu Năm Góc, sẽ làm tất cả để ngăn không cho ông Trump làm như vậy. Theo tôi, cuộc chiến còn diễn ra tận bên ngoài lãnh thổ của Mỹ, nó lan sang cả toàn bộ châu Âu, hay khu vực phương Tây cũ.
Sputnik: Ôngcó chorằngchúngtasẽchứngkiếnsựxíchlạigầnnhautrongmốiquanhệgiữaMỹvà EUhaykhông? Cáchđâykhônglâu ôngTrumptuyênbốrằngvềlĩnhvựcthươngmạiEU "tồihơncảTrungQuốc".
GermanoDottori: Tôi cho rằng việc nhấn mạnh vào cái gọi là kinh phí không đủ và không hợp lý của các nước châu Âu là thành viên của NATO chẳng qua chỉ là luận điệu tuyên truyền. Bất kể ông Trump có mong muốn thế nào thì chi phí của Đức cũng không lên tới mức 80 tỉ đô một năm. Ông Trump chỉ muốn cho mọi người hiểu rằng Đức không còn là đồng minh mạnh trong thời Chiến tranh Lạnh, mà là đối thủ cạnh tranh tiềm năng.
Tiện đây, cũng xin nói thêm rằng thậm chí mối quan hệ đặc biệt thân thiết giữa Washington và London cũng đang có những vết nứt rạn nguy hiểm. Chúng ta đang bước vào một thế giới mới, giống thế giới mà ông Franklin Delano Roosevelt đã đưa ra vào năm 1945, hơn là thế giới mà Tổng thống Harry Truman đã biến thành hiện thực về sau này.
Theo tôi, thậm chí nếu trong trò chơi này có tồn tại một sách lược nào đó, thì sách lược đó đang kết hợp hài hòa với quan điểm chiến lược toàn cầu của ông Trump, chúng ta thấy ở đây có sự nhất quán.