Trách nhiệm "mờ nhạt" của ông Trương Quý Dương trong vụ tai biến chạy thận

Kết luận điều tra bổ sung vụ án tai biến chạy thận của công an Hòa Bình dài 16 trang A4, liên quan đến 5 bị can. Đáng chú ý, kết quả điều tra bổ sung có đề cập đến trách nhiệm của ông Trương Quý Dương - nguyên Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình.
Sputnik

Sau phiên tòa xét xử sơ thẩm, ông Trương Quý Dương bị kiến nghị điều tra làm rõ trách nhiệm cùng ông Đỗ Anh Tuấn — Giám đốc Cty cổ phần Dược phẩm Thiên Sơn trong việc ký kết thực hiện hợp đồng liên doanh liên kết mua bán máy móc, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị vật tư y tế…

Tiết lộ sốc từ 2 đồng nghiệp của BS Lương

Theo kết quả điều tra bổ sung của công an Hòa Bình, ông Dương đã giao trách nhiệm cho phòng vật tư cùng khoa hành chính chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng thay thế, sửa chữa bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO số 2. Trong quá trình thực hiện, phòng vật tư và khoa hồi sức tích cực không báo cáo về tiến độ, cách thức thực hiện để giám đốc nắm bắt.

Việc ký hợp đồng với Cty cổ phần Dược phẩm Thiên Sơn là đúng luật. Tuy nhiên, trong quá trình lãnh đạo, điều hành, ông Dương chưa sâu sát trong thực hiện trách nhiệm người đừng đầu bệnh viện. Cụ thể, giai đoạn 2015 — 2017 không có quyết định giao phụ trách nguyên đơn thận nhân tạo; không có quyết định giao hệ thống nước RO cho cá nhân trong khoa hồi sức tích cực đảm nhiệm… 

Vì sao bác sĩ Hoàng Công Lương có hai lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú?
Với vai trò là người đứng đầu, ông Dương phải chịu trách nhiệm hành chính liên đới của người đứng đầu cơ quan. Do đó, ngày 9.1.2018, cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hòa Bình đã có công văn đề nghị Sở Y tế Hòa Bình xử lý vi phạm về mặt hành chính theo quy định của ngành y tế, của nhà nước với ông Dương. 

Bị can Hoàng Công Lương vẫn bị buộc tội

Theo cơ quan điều tra, quá trình điều tra ban đầu xác định bị can Hoàng Công Lương được ông Hoàng Đình Khiếu, Phó Giám đốc kiêm trưởng khoa Hồi sức tích cực (Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình) giao phụ trách đơn nguyên thận nhân tạo và các hoạt động khác, nội dung này được ghi trong biên bản cuộc họp ngày 16.1.2015.

Quá trình điều tra bổ sung đến nay được xác định: Nội dung trong biên bản họp bình xét thi đua và phân công trách nhiệm vụ ngày 16.12.2015 có ghi "Bác sĩ Hoàng Công Lương phụ trách chuyên môn và các hoạt động tại đơn nguyên thận" là không khách quan.

Vì sao Bộ trưởng Y tế Việt Nam im lặng trong vụ xử BS Hoàng Công Lương?
Bởi theo kết luận giám định số 3195/C54 — P5 ngày 27.6.2018 của Viện Khoa học hình sự Bộ Công an kết luận: Các chữ "Phân công nhiệm vụ cán bộ phụ trách năm 2016" (dòng chữ viết thứ 8 từ trên xuống) tại mặt sau bút lục số 2103 và các chữ "III — Phân công nhiệm vụ… Thư ký" (dòng chữ viết thứ 20 đến 27 từ trên xuống) tại mặt sau bút lục 2105 trên mẫu cần giám định chữ ký hiệu A1, các chữ "III — Phân công nhiệm vụ năm 2017" (dòng chữ viết 8 ký tự từ trên xuống) tại mặt sau bút lục số 2187 và các chữ " *Phân công nhiệm vụ… Thư ký" cần giám định ký hiệu A2… đều là các chữ do Đinh Công Tiến điền thêm.

Quá trình điều tra cũng xác định đến thời điểm xảy ra vụ việc, bị can Hoàng Công Lương là bác sĩ duy nhất được phân công làm việc cố định tại Đơn nguyên thận nhân tạo.

Vụ BS Hoàng Công Lương: Những tiết lộ "động trời"
Kết quả điều tra bổ sung kết luận, Hoàng Công Lương chịu trách nhiệm trong việc ra y lệnh chạy thận cho 18 bệnh nhân ngày 29.5.2017. Bác sĩ Lương biết rõ nước sử dụng lọc máu phải đảm bảo chất lượng, hiểu quy trình và biết rõ hệ thống lọc nước RO.

Hành vi của Hoàng Công Lương có đủ yếu tố cấu thành tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, quy định tại Điều 285 Bộ luật hình sự 1999 (nay là Điều 360 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017).

Với những nội dung này, bản kết luận bổ sung cơ bản giống với kết luận điều tra ban đầu. 

Một điểm khác cơ bản ở bản kết luận điều tra bổ sung là khởi tố đối với 2 bị can Hoàng Đình Khiếu (nguyên Phó Giám đốc) và ông Trần Văn Thắng (nguyên Trưởng phòng vật tư Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình).

Theo: Lao Động

Thảo luận