Như đã thông tin, Cục Hải dương và Ngư nghiệp Hải Nam ngang nhiên kêu gọi "mọi tổ chức hay cá nhân" đăng ký tham gia "phát triển du lịch và xây dựng" những đảo không người ở tại các khu vực mà nước này chiếm đóng phi pháp trên Biển Đông. Truyền thông Trung Quốc còn thừa nhận kế hoạch này bước đầu chủ yếu nhằm vào Hoàng Sa.
Tự vẽ "hồ sơ hành chính"
"Đây là một chiêu trò mới của Bắc Kinh nhằm đẩy mạnh kiểm soát Hoàng Sa. Cộng đồng quốc tế có thể lên án, nhưng Bắc Kinh có lẽ lại "bịt tai" rồi bất chấp", bà Bonnie Glaser, Giám đốc Chương trình nghiên cứu Trung Quốc thuộc Viện Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) ở Mỹ, nhận xét như vậy vào ngày 9.7.
Mục tiêu vẫn là quân sự
Thứ nhất, dù mang "bình phong" là hoạt động dân sự nhưng việc đầu tư dường như vẫn mang mục đích cuối cùng là tăng cường quân sự. Cụ thể, chính quyền Bắc Kinh dự kiến thời hạn hoạt động của các nhóm dự án đầu tư tại đây như sau: nuôi trồng thủy sản có hạn thời gian là 15 năm, du lịch và giải trí thì 25 năm, khai thác muối và khoáng trong 30 năm, an sinh cộng đồng thì 40 năm và lâu nhất là các dự án xây dựng cầu cảng, đóng tàu có thời hạn hoạt động đến 50 năm. Như vậy, việc xây dựng cầu cảng và đóng tàu được ưu tiên hơn cả. Trong khi đó, thời gian qua, Bắc Kinh không ngừng phát triển hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng về cầu cảng, đường băng, để tăng cường thực lực quân sự tại đây.
Trung Quốc xây dựng nhiều hạ tầng trên đảo Phú Lâm
Từ thực tế về những hành động của Bắc Kinh gây căng thẳng, TS Nagao cho rằng cộng đồng quốc tế cần có những động thái mạnh mẽ hơn để hạn chế tham vọng mà Trung Quốc đang hướng tới. Theo đó, bên cạnh các hoạt động như thực thi tự do hàng hải, Mỹ cũng cần kiên quyết hơn với Trung Quốc.
Theo: Thanh Niên