"Chủ nghĩa AQ" của Trung Quốc trỗi dậy khi bị loại khỏi tập trận RIMPAC 2018

Việc cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương - RIMPAC 2018 diễn ra mà không có sự góp mặt của Trung Quốc chắc chắn sẽ khiến lực lượng này cảm thấy chẳng vui vẻ gì.
Sputnik

Như các thông tin đã đăng tải trước đây, Mỹ đã quyết định không mời Hải quân Trung Quốc tham gia cuộc tập trận lớn nhất thế giới được tổ chức 2 năm một lần mang tên Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC 2018) với lý do hoạt động cải tạo đảo nhân tạo trái phép của Bắc Kinh là hành động gây hấn, không đúng với tôn chỉ của sự kiện trên.

Trung Quốc sẽ ‘quậy sóng’ Biển Đông vì bị loại khỏi cuộc tập trận RIMPAC?

Việc bị loại khỏi "ngày hội" của hải quân thế giới chắc chắn sẽ khiến cho một lực lượng nhiều tham vọng như Trung Quốc cảm thấy bị lẻ loi, mặc dù đã cử tàu trinh sát lên đường với mục đích do thám nhưng nó vẫn chỉ là vị khách không mời, chẳng thể chen chân vào khu vực diễn tập.

Như một động thái nhằm vớt vát danh dự, báo chí Trung Quốc mới đây đã có một quan điểm mang xu hướng "AQ chủ nghĩa" khi chú ý đặc biệt về cuộc diễn tập giữa Hải quân Mỹ với Hải quân Ai Cập, trong đó có sự góp mặt của một chiến hạm do nước này sản xuất.

Tại sao Mỹ "loại" Trung Quốc nhưng lại mời Việt Nam tham gia tập trận RIMPAC 2018?
Trang Sina của Trung Quốc cho hay, vào ngày 1/7, khu trục hạm Najm al Zafer số hiệu 951 của Hải quân Ai Cập đã có cuộc huấn luyện trên biển với tàu USS Jason Dunham (DDG-109) của Hải quân Mỹ.

Najm al Zafer chính là một chiến hạm thuộc lớp Jianghu II (Giang hồ) do Trung Quốc chế tạo, con tàu được hạ thủy ngày 20/12/1983 và bàn giao ngày 21/7/1984. Ngoài ra, trong biên chế Hải quân Ai Cập còn có một chiếc khác cùng lớp mang số hiệu 956 cũng được tiếp nhận cùng năm.

Chuyên gia "chỉ mặt" âm mưu mới của Trung Quốc ở Hoàng Sa
Chiến hạm Jianghu II có lượng giãn nước tiêu chuẩn 1.457 tấn và lên tới 1.702 tấn khi mang đầy tải; chiều dài 103,2 m; chiều rộng 10,8 m; mớn nước 3,05 m; thủy thủ đoàn 190 người. Tàu được trang bị hệ thống động lực CODAD (kết hợp diesel — diesel) cho tốc độ lớn nhất 26 hải lý/h.

Hệ thống điện tử của tàu gồm radar trinh sát đường không 2 tham số (2D) Type 354, radar trinh sát bề mặt Type 352, radar điều khiển hỏa lực pháo Type 343, radar kiểm soát bắn cho pháo phòng không Type 341, thiết bị định vị thủy âm EH-5, hệ thống quản lý tác chiến ZKJ-3…

Vũ khí trên tàu gồm 4 tên lửa hành trình chống hạm cận âm SY-1 (sao chép P-15 Termit), 2 pháo 100 mm, 4 pháo phòng không 37 mm nòng đôi, các bệ phóng rocket và bom chìm phục vụ tác chiến chống ngầm.

Rất dễ nhận thấy khu trục hạm Jianghu II do Trung Quốc chế tạo đã quá lạc hậu, vũ khí trang bị yếu kém, tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay nó vẫn phải gánh vác trọng trách mang lại sự tự hào cho Hải quân Trung Quốc khi chiến hạm do nước này chế tạo được tập trận cùng tàu chiến Mỹ.

Theo: Thời Đại

Thảo luận