Nghị sỹ Italia: cần người lính bên ngoài châu Âu chứ không phải trên biên giới với Nga

Trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh NATO, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gửi thư cho các đồng minh trong liên minh với một cảnh báo: hãy chi tiêu nhiều hơn cho quân sự hoặc Mỹ sẽ không kiên nhẫn thêm nữa.
Sputnik

Trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik Italia, thư ký khu vực của đảng Lega từ vùng Lombardy, nghị sỹ Paolo Grimoldi, giải thích tại sao ông coi việc Trump chống lại các đối tác NATO là sự bất công:

Sputnik: Ông có cho rằng sự phản đối của Trump đối với các đồng minh của liên minh do không đầu tư ít nhất hai phần trăm ngân sách trong lĩnh vực quân sự theo thỏa thuận, sự hợp lý?

Hội nghị thượng đỉnh NATO bắt đầu ở Brussels
Paolo Grimoldi: Tôi nghĩ rằng ở mọi cấp độ, kể cả NATO, các ưu tiên đã thay đổi. NATO luôn là một liên minh quân sự, nhưng giờ đây ngay cả trong liên minh cũng có một số quốc gia không muốn trả tiền cho những người khác nữa. Châu Âu, ở tất cả các cấp, và trong NATO, cũng vậy, thời điểm mới đã đến, khi nền chính trị đạo đức giả thất bại, và chúng tôi đang quay trở lại xem xét sự việc như thứ đang có. Mỗi quốc gia trong NATO hoặc các tổ chức quốc tế khác xét cho cùng đều quan trọng lợi ích riêng của mình, và đó phải coi là việc bình thường từ lâu rồi. Do đó, lá thư của Trump là một tín hiệu để đánh thức tất cả các thành viên NATO và thu hút sự chú ý đến tình hình chung, đặc biệt là vấn đề đóng góp cho ngân sách NATO.

Sputnik: Ông nghĩ Thủ tướng Iralia nên trả lời bức thư này như thế nào?

Paolo Grimoldi: Đóng góp cho ngân sách quân sự là khác nhau. Tôi hoàn toàn ủng hộ việc bảo vệ biên giới đất nước, vì điều này tôi đồng ý phân bổ ngân sách. Mặt khác, nếu thay vào đó chúng tôi phải duy trì nuôi các tập đoàn quốc tế sản xuất vũ khí ở Hoa Kỳ hoặc ở nơi nào khác, thì tôi chắc chắn chưa sẵn sàng chi trả. Vì vậy, điều quan trọng là số tiền này sẽ được chi tiêu vào đâu. Tôi luôn nói rằng biên giới Italia cần được bảo vệ. Đó là quan điểm của Đảng Lega. Cho đến nay, chúng tôi đã chi 4,7 tỷ euro cho những người di cư bất hợp pháp, có thể, nếu số tiền này để bảo vệ biên giới, không cho phép những người nhập cư bất hợp pháp vào đất nước, nó sẽ hữu ích hơn.

Sputnik: Trong số 29 quốc gia thành viên NATO, 14 nước có kế hoạch để đạt được mục tiêu chi tiêu 2% ngân sách cho lĩnh vực quân sự vào năm 2024. Italia sẽ chi bao nhiêu cho quốc phòng để không phải gánh nặng cho người đóng thuế?

Le Pen đề nghị mời Nga vào NATO
Paolo Grimoldi: Điều này nên được hỏi những người đưa ra quyết định trong chính phủ của chúng tôi. Đây là những gì tôi nghĩ: Tôi đồng ý tăng chi tiêu lên 2% ngân sách, nhưng điều quan trọng là phải tính đến các kế hoạch chính trị của NATO. Nếu mục tiêu tăng chi tiêu quân sự cho một cuộc chiến tranh khác và sẽ dẫn đến một dòng người nhập cư bất hợp pháp, thì những khoản đầu tư này là vô ích. Nếu mục tiêu là bảo vệ biên giới chúng tôi và nền kinh tế Italia khỏi người di cư bất hợp pháp, thì tôi sẽ đồng ý. Tuy nhiên, những đóng góp quân sự không nên dẫn đến một sự suy giảm trong quan hệ với Nga, bởi vì Nga không phải là một vấn đề đối với chúng tôi. Vấn đề của chúng tôi ở phía nam là châu Phi và Syria, nơi người di cư đến và nơi IS đang hoành hành *.

Sputnik: Vào cuối năm nay, Litva, Latvia và Romania sẽ đạt mức chi cố định là 2%. Tổng thống Litva Dalia Grybauskaite gần đây đã tuyên bố Nga là "mối đe dọa số một" cho các nước Baltic, và kêu gọi tăng cường nền quốc phòng của liên minh. Ông có ủng hộ quan điểm này không?

Paolo Grimoldi: Tôi không sống ở Litva và không biết động cơ của tổng thống nước này. Tôi chỉ có thể nói rằng có vẻ như tôi không có ý tưởng Nga có thể vì lý do nào đó tấn công Litva, bởi vì điều này sẽ dẫn đến sự khởi đầu của cuộc chiến tranh thế giới thứ ba. Tôi nghĩ rằng vào năm 2018, châu Âu và NATO có những vấn đề hoàn toàn khác…

Sputnik: Ông có nghĩ rằng chính phủ mới của Italia sẽ xem xét lại vấn đề  sự hiện diện của binh lính Italiaở các nước Baltic?

Nga hoàn toàn kiểm soát Đức thông qua nguồn cung cấp khí đốt, Trump nói
Paolo Grimoldi: Tôi tin rằng nếu có những kế hoạch gửi thêm binh sĩ của chúng tôi tuần tra bên ngoài biên giới châu Âu, mà về mặt lý thuyết có thể hiện diện những kẻ khủng bố, sẽ hữu dụng hơn so với việc gửi họ đến biên giới với Nga, mà thẳng thắn mà nói tại đó hầu như không có dòng chảy của những người nhập cư bất hợp pháp.

Vấn đề chính ở châu Âu trong mười năm qua là hệ thống an ninh dễ bị tổn thương không thể ngăn chặn các cuộc tấn công khủng bố, và được biết những hành vi khủng bố này liên quan đến nơi sinh, tôn giáo và văn hóa của những kẻ khủng bố. Do đó, tôi muốn những người lính ở gần ranh giới mà những kẻ khủng bố này có thể xuất hiện.

Sputnik: Theo ý kiến ​​của ông, triển vọng của cuộc gặp giữa hai ông Trump và Putin là thế nào?

EU bình luận về khả năng Mỹ rút khỏi NATO
Paolo Grimoldi: Tôi nghĩ rằng cả hai tổng thống Trump và Putin đều coi trọng việc bảo vệ công dân của họ trước tiên. Nó xứng đáng được tôn trọng. Tôi nghĩ rằng trong cuộc gặp của họ, cuộc thảo luận trung thực sẽ diễn về việc lợi ích của Nga, lợi ích của Hoa Kỳ là gì. Và ông Putin và Trump sẽ đi đến một thỏa hiệp, như thường xảy ra. Ở châu Âu, người ta thường nói rằng các nhà lãnh đạo không muốn giao tiếp với Putin, bởi vì ông ta là một "nhà độc tài". Nhưng Putin lên nắm quyền thông qua các cuộc bầu cử, và thực tế việc không muốn tiến hành một cuộc đối thoại với Putin cho thấy nền chính trị châu Âu mù quáng như thế nào.

 

IS * (Nhà nước Hồi giáo) — tổ chức khủng bố

Thảo luận