Nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: Đứng sau ông Vũ Trọng Lương "có thể có một số người khác?"

Theo GS Phạm Minh Hạc, năm 2012 dư luận đã sục sôi khi xảy ra vụ việc tiêu cực thi cử ở Bắc Giang và đúng 6 năm sau lại một sự việc tiêu cực khác xảy ra ở Hà Giang.
Sputnik

Trao đổi với PV vào sáng 18/7, Giáo sư Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, nhiều ngày qua, ông theo dõi rất kỹ vụ việc điểm thi bất thường ở Hà Giang và thấy đáng tiếc cho kỳ tuyển sinh năm nay khi mọi thứ đều tốt lại có "con sâu làm rầu nồi canh".

Thư gửi 114 học sinh ở Hà Giang

Ông nêu rõ, trong thời gian ông còn làm "tư lệnh" ngành Giáo dục chưa bao giờ xảy ra hiện tượng tiêu cực chấn động như ở Hà Giang.

"Thời chúng tôi, công việc rất ổn thỏa, không có vấn đề tiêu cực như ở Hà Giang đang diễn ra. Tôi cũng đã nói với nhiều người, vào năm 2012, dư luận đã sục sôi khi xảy ra sự việc tiêu cực thi cử ở Bắc Giang (vụ Đồi Ngô — PV) và đúng 6 năm sau, lại sự việc tiêu cực xảy ra ở Hà Giang. Thực sự đây là vụ việc rất hy hữu, hiếm khi xảy ra và bất thường, rất xấu, nhưng cũng may là chỉ ở trong phạm vi của một tỉnh, việc giải quyết chỉ khoanh vùng ở Hà Giang mà thôi", Giáo sư Hạc cho hay.

Sở GD&ĐT Hà Giang vẫn sáng đèn lúc 1h sáng để rà soát sai phạm điểm thi

Phó chủ tịch Hà Giang lên tiếng về "thí sinh được nâng điểm là con cháu lãnh đạo"
Nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ rõ, như thông tin của nhiều người đặt ra, trong vụ việc tiêu cực ở Hà Giang, có thể còn một số người có liên quan còn một mình ông Vũ Trọng Lương, Phó Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng, Sở GD-ĐT Hà Giang không thể làm được.

"Ông Vũ Trọng Lương thực hiện hành vi của mình như báo chí đăng tải là trong một thời gian khá dài chứ không phải mấy phút và số lượng lên tới hơn 100 học sinh như vậy phải làm lâu.

Tôi cũng cho rằng, một người không thể làm được mà đứng đằng sau ông Lương có thể có một số người khác nữa. Tuy nhiên, chúng ta không thể phỏng đoán mà mọi việc phải do cơ quan chức năng làm rõ", Giáo sư Hạc nêu.

Vụ nâng điểm từ 1 lên 9 ở Hà Giang: Những kẽ hở giật mình
Ông Hạc nhấn mạnh, trong vụ việc tiêu cực ở Hà Giang, nguyên nhân chính, trách nhiệm là ở các thầy, do người lớn gây ra.

"Ngoài các thầy còn có những người lớn khác tham gia và tiêu cực là ở đây chứ không phải do các em học sinh.

Do đó, chúng ta phải giải quyết vấn đề từ những người có trách nhiệm, những người làm công tác quản lý giáo dục.

Đồng thời, cần làm rõ, kiểm điểm trách nhiệm khi một kỳ thi quan trọng nhất của tỉnh lại chỉ để ông phó phòng đứng giải quyết một mình. Nếu hai hay ba người ở bộ phận khảo thí, thanh tra, giám sát cùng làm thì chắc chắn không thể xảy ra tiêu cực như vậy", Giáo sư Hạc chỉ rõ.

Trước một số ý kiến băn khoăn của dư luận sau vụ việc tiêu cực điểm thi ở Hà Giang có nên để 1 kỳ thi hay lại quay về với hai kỳ thi như trước, GS Phạm Minh Hạc nêu quan điểm, việc tổ chức một hay hai kỳ thi phụ thuộc vào từng thời kỳ.

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD- ĐT: Tôi quá sốc với gian lận thi cử ở Hà Giang
Tuy nhiên, theo ông, với kỳ thi tốt nghiệp THPT vẫn nên để Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức còn sau đó, tùy theo mỗi trường đại học, cao đẳng, trung cấp sẽ tiến hành kỳ thi tuyển sinh riêng nhằm tuyển chọn thí sinh đáp ứng theo yêu cầu của mình.

Ông Hạc nêu thêm, việc khởi tố, xử lý đối với ông phó phòng của Sở Giáo dục — Đào tạo Hà Giang sẽ do cơ quan chức năng xem xét, quyết định nhưng chắc chắn phải xử lý nghiêm minh, nhằm lập lại kỷ cương của ngành, tạo niềm tin cho nhân dân.

Cũng giống Giáo sư Nguyễn Minh Hạc, Giáo sư Hồ Ngọc Đại cho rằng, ông không ngạc nhiên trước vấn đề tiêu cực điểm thi xảy ra ở Hà Giang. Bởi theo ông, đây là điều đã được dự đoán trước khi còn tổ chức các kỳ thi tốn kém, tạo nhiều sức ép cho xã hội, học sinh như thế này.

Điểm thi môn Toán của Hà Giang vượt trội so với Hà Nội, TP.HCM và trung bình của cả nước, trong khi tỉnh này thuộc nhóm có tỷ lệ tốt nghiệp thấp nhất. Nguồn: Bộ GD&ĐT.

Bộ trưởng Công an và GD&ĐT sẽ xử lý nghiêm sai phạm ở Hà Giang
Ông nói, trước đây, đã từng nhiều lần kiến nghị các cơ quan chức năng về việc bỏ các kỳ thi tốt nghiệp không cần thiết, gây nhiều tâm lý không tốt cho học sinh.

"Tuy nhiên, sau nhiều lần tôi nêu ý kiến, đến nay mới bỏ được thi tốt nghiệp tiểu học, trung học còn THPT. Qua vụ việc ở Hà Giang sẽ là bài học sâu sắc cho việc nên bỏ kỳ thi như thế này và cần làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm người làm sai", GS Đại nhấn mạnh.

Nếu nhận hối lộ, ông Lương sẽ bị xử lý như thế nào?

Luật sư Nguyễn Thế Truyền (Hà Nội) cho rằng, hiện nay, cơ quan chức năng đã vào cuộc để điều tra đối với hành vi của ông Vũ Trọng Lương, Phó Trưởng Khảo thí và Quản lý chất lượng, Sở GD — ĐT Hà Giang.

Đối tượng gây ra sai phạm về điểm thi cao bất thường ở Hà Giang là ai?
Nếu xác minh được ông Vũ Trọng Lương có hành vi nhận hối lộ cần căn cứ tại Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015 để xem ông này vi phạm vào một trong các tội phạm tham nhũng.

Theo luật sư, những người gây sức ép, nhờ vả hoặc đưa tiền cho ông Lương trong vụ việc can thiệp vào điểm thi sẽ bị xử lý theo hành vi, vi phạm của họ căn cứ tại các điều được quy định trong Bộ luật Hình sự như Điều 364 tội Đưa hối lộ, Điều 358 tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi…những hành vi vi phạm vào tội hình sự sẽ bị khởi tố trách nhiệm hình sự.

Khu vực chấm thi tại trường THPT chuyên Hà Giang.

Bộ trưởng Công an và GD&ĐT sẽ xử lý nghiêm sai phạm ở Hà Giang
Luật sư Giang Hồng Thanh (Hà Nội) cho hay, đối với những người có nhiệm vụ giám sát việc chấm điểm, nếu họ được xác định là không thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình dẫn đến việc ông Vũ Trọng Lương sửa điểm cho các thí sinh, gây ra hậu quả là Nhà nước bị thiệt hại về tài sản (do phải tổ chức thi lại, phải làm thủ tục hủy bỏ các kết quả có sai phạm…) có thể bị xử lý về hành vi Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định tại Điều 360 Bộ Luật Hình sự tùy thuộc vào giá trị thiệt hại.

Vị luật sư này nhìn nhận, mặc dù ông Vũ Trọng Lương tự nhận một mình thực hiện việc này, nhưng có vẻ như điều đó không phải dễ dàng gì.

Cơ quan chức năng cần yêu cầu ông Lương tiến hành lại thao tác đó, trong khoảng thời gian như ông Lương trình bày, để làm rõ xem ông này nói đúng hay sai, qua đó xác định có phải chỉ một mình vi phạm hay không.

Theo: Trí Thức Trẻ

Thảo luận