Chuyện gì đã xảy ra ở tỉnh Hòa Bình 4000 năm trước?

Một trong những khái niệm lịch sử phổ biến nhất nói rằng dân số hiện đại của Việt Nam được hình thành từ bốn nghìn năm trước, khi những người di cư từ lãnh thổ Trung Quốc hiện đại di chuyển đến khu vực sông Hồng và gạt bỏ những bộ lạc thợ săn và hái lượm ra khỏi đó.
Sputnik

Những bộ lạc săn bắn và hái lượm này được biết đến nhờ có những phát hiện khảo cổ học ở tỉnh Hòa Bình. Do đó, đại diện của các bộ lạc này được một số học giả gọi là người Hòa Bình.

Phân tích về DNA cổ đại tiết lộ nguồn gốc của cư dân Đông Nam Á
Gần đây, khái niệm này đã bị bác bỏ. Tạp chí Science nổi tiếng đã xuất bản một bài báo nêu ra một số phát hiện của nhóm các nhà nghiên cứu đến từ Thái Lan, Nhật Bản, Lào, Malaysia, Indonesia, Pháp, Đức, Anh và Đan Mạch về vấn đề bức tranh dân tộc hiện tại của Đông Nam Á được tạo lập như thế nào. Điểm mấu chốt trong công trình nghiên cứu của các nhà khoa học là việc phân tích DNA răng của những người nguyên thủy sinh sống trong vùng, và của những cư dân bản địa đương đại của các nước Đông Nam Á.

Các nhà khoa học đã đi đến kết luận rằng ít nhất bốn thành phần tạo thành hình dạng của dân tộc hiện đại trong khu vực. Làn sóng di cư đầu tiên xuất hiện tại khu vực tỉnh Hòa Bình hiện đại cách đây 44 nghìn năm từ châu Phi (ngày nay hầu hết các nhà khoa học trên thế giới cho rằng quê hương tổ tiên chung của nhân loại đều  xuất phát từ vùng đất Kenya hiện đại). Làn sóng thứ hai được thực hiện bởi những người sinh sống ở các khu vực phía nam của Trung Quốc hiện đại. Họ đến đây bốn nghìn năm trước và dạy cho người dân Hòa Bình cách trồng lúa. Lần di cư lần thứ ba diễn ra từ 4000 — 2000 năm trước, khi dân bản địa nói tiếng Austronesian từ đảo Đài Loan chuyển đến Đông Nam Á. Luồng di cư thứ tư,  các nhà khoa học gắn liền với thời đại của triều đại nhà Hán. Do bốn làn sóng di cư này, các dân tộc khác nhau được trộn lẫn, giống như kim loại trong nồi nóng chảy.

Các nhà khoa học xác định số lần người cổ đại di cư tới vùng Đông Nam Á
Do đó, các nhà khoa học bác bỏ khái niệm về sự áp đặt cưỡng bức đối với người khác của người Trung Quốc vào nền văn minh của họ. Có sự trao đổi cùng có lợi về kỹ năng, thói quen, công nghệ song song cùng với sự giao trộn dòng máu.

Và những người đến từ các vùng phía nam của CHND Trung Hoa không giống như người Trung Quốc hiện đại, còn người Hòa Bình trông không giống người Việt Nam hiện đại. Các nhà khoa học tin rằng những cư dân đầu tiên của Hòa Bình trông giống như những người lùn châu Phi, và con cháu của họ hiện đang sống ở các đảo Philippines và Adamanian.

Có lẽ giả thuyết mới của nhóm các nhà khoa học quốc tế không phản ánh đúng tình trạng thực sự của sự việc. Nhưng tôi muốn tin vào nó hơn là những câu chuyện nói về sự thù địch liên tục của các dân tộc.

Thảo luận