Không chỉ Faberge. Bậc thầy kim hoàn Nga chinh phục các thương hiệu thế giới

Các tác phẩm của Ilgiz Fazulzyanov, nghệ nhân xuất thân từ thành phố nhỏ gần Kazan, có thể được thấy không chỉ trong các cuộc đấu giá của Christie’s và Bonham’s mà cả trong Bảo tàng Kremlin ở Matxcơva. Kể từ thời Carl Faberge, không một chuyên gia kim hoàn nào được tôn vinh đến như vậy.
Sputnik

Từng nhận nhiều giải thưởng quốc tế sáng giá, ông là người duy nhất đã hai lần được trao "giải Oscar của nghề kim hoàn".

Nghệ nhân Fazulzyanov 47 tuổi có khả năng tạo ra những tác phẩm tí hon từ  đồ men, mà về độ phức tạp khi chế tác và trình độ nghệ thuật tinh vi còn vượt xa các bậc thầy Thụy Sĩ lừng danh.

Một trong những nhiệm vụ của giới thợ kim hoàn là bảo tồn nghề thủ công và truyền thống của các bậc thầy dân gian, điều đó hàm chứa khía cạnh nhất định của tính bảo thủ. Vật liệu của thợ kim hoàn ngày nay rất đa dạng phong phú — từ gỗ và xương cho đến những hợp kim hoàn toàn lạ thường, — nghệ nhân Tatar Fazulzyanov cho biết.

"Rất thú vị là đồ trang sức được làm ra trên máy in 3D. Đó không phải là con đường của tôi, nhưng tôi cũng thấy hiếu kỳ. Vô vàn cách thức mới để định chốt, cắt góc, rồi công việc với đá — cho thấy ngành công nghiệp trang sức ngày càng phát triển. Nhưng riêng cá nhân tôi không tìm kiếm cảm hứng trong công nghệ", — nhà kim hoàn chia sẻ trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.

Trong số những bí quyết của Fazulzyanov có kỹ năng nung men ở nhiệt độ +950 °C (thông thường chỉ  +750 °C … + 800 °C) cho phép gắn men với vàng và đạt mặt phẳng nhẵn lỳ như nhau cùng với những hạt sa khoáng đá quý. Ông biến tấu sử dụng hơn 100 sắc men trong khi thông thường các nghệ nhân chỉ quen dùng đến 20 màu. Kỹ xảo kết hợp các men có nguồn gốc khác nhau để thu nhận những bước chuyển gam màu tinh tế nhất. Và khi tạo ra men màu độ dày 1 mm đối nghịch với 2,5 mm của châu Âu — ông dùng nó dành cho mặt số của đồng hồ Bovet.

Trong loạt tác phẩm mới nhất của bậc thầy kim hoàn Nga có bộ sưu tập "Những đỉnh cao kỳ vĩ  của thế giới". Bây giờ bộ sưu tập gồm 5 chiếc vòng được gọi tên theo năm ngọn núi — Ararat, Vesuvius, Phú Sĩ- Fuji, Kilimanjaro và Himalaya.

Thảo luận