Liệu Đài Loan sẽ trở thành một phần trong chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ?

Hôm thứ Ba, cựu lãnh đạo Lầu Năm Góc Ashton Carter đã tuyên bố rằng, Đài Loan đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ.
Sputnik
Bắc Kinh được. Đài Loan mất. Washington thua?

Ông Carter, người từng là Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ dưới thời chính quyền Obama vào những năm 2015-2017, đưa ra tuyên bố này ở Đài Bắc khi phát biểu tại diễn đàn an ninh với sự tham gia của người đứng đầu chính quyền Đài Loan bà Tsai Ing-wen.

Khái niệm về khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương là phản ứng với sự gia tăng quyền lực toàn cầu của Trung Quốc. Washington xem xét khái niệm này như một trong những công cụ chính trong chiến lược mới nhằm kiềm chế Bắc Kinh. Chính quyền Trump đang cố gắng không chỉ lôi kéo Ấn Độ vào sự đối đầu với Trung Quốc, mà còn tích cực tận dụng những điểm yếu của ban lãnh đạo Trung Quốc,ví dụ, tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng ở châu Á, hoặc một điểm yếu thậm chí còn nguy hiểm hơn — vấn đề Đài Loan. Chuyến viếng thăm Đài Loan của nhân vật nổi bật trong Đảng Dân chủ — Ashton Carter — phù hợp với logic hành động của Mỹ chống lại Trung Quốc. Trong khi Trung Quốc không chịu đầu hàng dưới áp lực của các hàng rào thuế quan mới, Hoa Kỳ cố gắng sử dụng tất cả các phương tiện có sẵn để "đè bẹp" đối thủ kinh tế và chính trị-quân sự.

Đài Loan

Về phần mình, ban lãnh đạo Đài Loan càng ngày càng nói nhiều về sự cần thiết phải có mối quan hệ gần gũi hơn với Hoa Kỳ, kể cả trong lĩnh vực an ninh. Tại "Diễn đàn Ketagalan: Đối thoại về an ninh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương" với sự tham gia của Ashton Carter, người đứng đầu chính quyền Đài Loan bà Tsai Ing-wen cũng nói về tầm quan trọng của sự hợp tác với Hoa Kỳ và gọi các hoạt động ngoại giao và quân sự của Trung Quốc đại lục là mối đe dọa đối với hòn đảo này. Sau khi bà Tsai Ing-wen lên nắm chính quyền, cuộc đối thoại chính trị với Bắc Kinh đã bị đóng băng. Trong bối cảnh suy giảm quan hệ với Bắc Kinh, Đài Bắc rất nhiệt tình ủng hộ khái niệm về khu vực "Ấn Độ-Thái Bình Dương", vì theo ý kiến của chính quyền Đài Loan chiến lược này sẽ cho phép Đài Loan chiếm vị trí quan trọng trong cấu trúc an ninh mà Mỹ đang xây dựng.

Trung Quốc có thái độ như thế nào đối với chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương? Chiến lược này chứa đựng những mối đe dọa tiềm năng nào đối với các nước trong khu vực? Sputnik nêu câu hỏi này với chuyên gia Yang Danzhi từ Trung tâm Nghiên cứu về an ninh khu vực thuộc Viện hàn lâm Khoa học xã hội Trung Quốc:

Bắc Kinh cảnh báo Washington không chơi với lửa ở Đài Loan

"Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe là người đầu tiên đề xuất Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương, sau đó Hoa Kỳ đã chớp lấy và tận dụng ý tưởng này. Mỹ luôn cho rằng, sự gia tăng quyền lực của Trung Quốc là mối nguy cơ đe dọa quyền bá chủ của Mỹ và trật tự cũ trong khu vực, vì vậy họ rất tích cực thực thi Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương. Washington đang thúc đẩy quá trình này và phát triển các mối quan hệ đồng minh ở châu Á để dần dần thành lập Tứ giác an ninh, hay còn gọi là QUAD  (giữa 4 nước Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ). Mục đích của họ là bảo đảm ưu thế tuyệt đối cho bản thân ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Bộ Tư lệnh của Mỹ ở Thái Bình Dương được đổi tên thành Bộ Tư lệnh của Mỹ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, các tàu chiến của Mỹ đang tăng cường tuần tra ở hai đại dương. Hoa Kỳ lợi dụng vấn đề Đài Loan để gây áp lực và kiềm chế Trung Quốc. Việc tiếp tục thực hiện chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương sẽ tác động rất tiêu cực đến mối quan hệ của Đài Loan với Trung Quốc lục địa và sẽ làm tăng thêm tình trạng bất định trong mối quan hệ này".

Đài Loan có thể được tích hợp đến mức nào vào chiến lược của Hoa Kỳ nhằm kiềm chế Trung Quốc? Theo ông Yang Danzhi, cả Mỹ và Đài Loan đều muốn xích lại gần nhau, không thể đánh giá thấp sự nguy hiểm của kế hoạch đó. Rất có thể, chuyến thăm của ông Carter là một dấu hiệu về việc củng cố thêm mối quan hệ giữa Mỹ và Đài Loan, chuyên gia Trung Quốc nhận xét.

Trung Quốc và Mỹ đang vờn nhau trên Biển Đông, Đài Loan tính kế thâm sâu

"Đài Loan luôn có ý muốn củng cố thêm sức mạnh nhờ vào người khác. Để trở thành một phần trong chiến lược của Mỹ, Đài Loan phải dựa vào Hoa Kỳ, Nhật Bản và các lực lượng nước ngoài khác để kiềm chế Trung Quốc đại lục. Mục tiêu của họ là không cho phép Trung Quốc đại lục sử dụng sức mạnh quân sự chống lại Đài Loan trong trường hợp xảy ra tình huống khẩn cấp. Mặt khác, Mỹ đang sử dụng Đạo luật Du lịch Đài Loan để kiểm tra xem Trung Quốc có thể kiên nhẫn đến mức nào. Mặc dù Ashton Carter là cựu Bộ trưởng Quốc phòng và hiện nay không giữ chức vụ lãnh đạo, nhưng, tôi chắc chắn rằng, trong tương lai Hoa Kỳ sẽ sử dụng Đạo luật Du lịch Đài Loan để tăng cường trao đổi chính thức giữa các quan chức cao cấp của Mỹ và Đài Loan. Đây là một xu hướng rất nguy hiểm. Trên thực tế, hành động của lực lượng ly khai tại Đài Loan ngày một leo thang, ở một mức độ rất lớn điều đó được giải thích bởi sự bảo trợ và sự can thiệp quân sự của Mỹ. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đại lục đã cảnh báo về vấn đề này. Và các cuộc diễn tập của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc được tổ chức thường xuyên hơn là một cảnh báo đáng gờm đối với các thế lực ly khai ở Đài Loan".

Thảo luận