Bất ngờ con số chi tỷ USD/năm mua sắm thiết bị y tế

Theo số liệu khảo sát sơ bộ của Vietnam Medi Pharm thì thị trường thiết bị y tế Việt Nam được đánh giá có quy mô hàng tỷ USD mỗi năm. Mức tăng trưởng lên tới trên 10%/năm.
Sputnik

Vì sao lại bất ngờ? Con số tỷ USD chi cho mua sắm thiết bị y tế hàng năm và tăng 10%/năm có là nhiều không khi mà hạ tầng cơ sở cũng như quỹ bảo hiểm y tế, kinh phí dành cho an sinh xã hội ở nước ta chưa nhiều?

Bộ Y tế thu hồi thuốc thuốc tim mạch chất valsartan do Trung Quốc sản xuất

Thực tế, các thiết bị y tế của chúng ta phần lớn máy móc cũ, lạc hậu. Ngay kể cả khi chúng ta nhập máy mới về cũng không đủ kinh phí để trang bị những loại máy hiện đại nhất cho hết các bệnh viện tuyến đầu. Chính vì thế, việc chi tiền để mua sắm thiết bị là cần thiết bởi do mô hình dịch tễ thay đổi, chi phí y tế tăng…

Hiện nay, các thiết bị được đầu tư nhiều nhất là chẩn đoán hình ảnh (Xquang, siêu âm, MRI, CT scaner), thiết bị phòng mổ, theo dõi bệnh nhân, thiết bị khử khuẩn, nội soi, xét nghiệm, xử lý chất thải y tế… đa số các doanh nghiệp Việt chưa sản xuất được hoặc có sản xuất được thì lại chưa đáp ứng yêu cầu.

Tia X-quang XFEL

Bác sĩ Việt Nam sẽ nhận trang thiết bị y tế sáng tạo từ Nga
Qua tìm hiểu, PV được biết, việc đầu tư trang thiết bị y tế công nghệ cao tập trung chủ yếu ở các bệnh viện lớn tại TP.HCM, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ. Chỉ riêng TP.Hồ Chí Minh từ nay đến 2020 ước tính sẽ đầu tư chừng 900 triệu USD để nâng cấp trang thiết bị y tế cho các bệnh viện.

Cũng theo tìm hiểu của PV, hiện nay có khoảng trên 300 doanh nghiệp đến từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đến Việt Nam chào hàng thiết bị y tế. Ở Châu Á có:  Ấn Độ, Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia, Nhật Bản, Trung Quốc. Các nước Châu Âu là Pháp, Đức, Nga, Anh… và Mỹ. Nhóm thiết bị được chào hàng nhiều là khám, xét nghiệm, chữa trị chuyên sâu, cho đến các thiết bị dùng một lần, vật tư đi kèm. Bên cạnh đó, máy móc trong ngành sản xuất, bào chế dược phẩm, thuốc và thực phẩm chức năng…cũng được doanh nghiệp nước ngoài chào mời, giới thiệu rất chuyên nghiệp.

Dùng dao gamma quay điều trị u não

Các nhà khoa học Siberia phát triển một công nghệ mới để điều trị ung thư
Vấn đề ở chỗ, quản lý thị trường mua bán thiết bị y tế này như thế nào? Tất nhiên, chúng tôi chỉ đặt vấn đề đối với những thiết bị mà Nhà nước mua sắm chứ không nói đến thiết bị được xã hội hóa.

Ai cũng biết, Bộ Y tế có hẳn 1 vụ thiết bị y tế, chuyên quản lý Nhà nước về thiết bị y tế. Thế nhưng, dư luận cũng biết, các thiết bị này đã "nhân bản" phiếu xét nghiệm ở Hà Nội; đã gây ra những cái chết oan uổng cho người bệnh ở Hòa Bình… đều do người lãnh đạo cơ sở y tế đó "có vấn đề".

Rồi thì rất nhiều thông tin cho rằng, người duyệt mua thiết bị được hưởng lợi; mua thiết bị để rồi lãng phí không sử dụng đến hoặc sử dụng chỉ bằng một phần công suất của máy….

MRI

Vậy, cơ quan quản lý Nhà nước là Bộ Y tế sẽ phải làm gì để mua được thiết bị tốt, rẻ, ứng dụng được nhiều trong thực tế khám chữa bệnh? Đây vẫn là câu hỏi chưa có câu trả lời.

Theo: Thời Đại

Thảo luận