Tại Hà Giang 110 học sinh với 330 bài thi bị sửa để gian lận điểm thi. 1 Trưởng phòng, 1 Phó trưởng phòng đã bị bắt để điều tra sai phạm.
Ông Trần Xuân Yến — PGD Sở GD&ĐT Sơn La
Bà Nguyễn Thị Hồng Nga — Chuyên viên Phòng Khảo thí và QLCL Sở GD&ĐT Sơn La
Bà Cầm Thị Bun Sọn — Phó trưởng Phòng Chính trị tư tưởng.
Ông Đặng Hữu Thủy — Phó hiệu trưởng trường THPT Tô Hiệu
Ông Lò Văn Huynh — Phó trưởng Phòng Khảo thí và QLCL giáo dục
Sáng ngày 26/7 Thoidai.com.vn đã có một buổi trò chuyện với PGS.TS.NGƯT Vũ Dương Thụy xung quanh vấn đề trên.
Ba cám dỗ: Huyết thống — quan hệ xã hội — lợi ích cá nhân
Thầy Thụy bày tỏ nỗi niềm: "Từ sự việc trên có thể thấy nhà giáo (những công chức ngành giáo) ngày nay đang phải đối mặt với rất nhiều sự cám dỗ. Trước hết là sự cám dỗ về mặt huyết thống (con, cháu,… ruột thịt). Thứ hai là sự cám dỗ về mặt quan hệ xã hội (cấp trên cấp dưới, anh em bạn bè). Cuối cùng mới là sự cám dỗ về mặt lợi ích cá nhân (tiền tài, vật chất, con đường thăng tiến vv…).
Thầy tâm sự: "Một bác sỹ tồi có thể làm chết 1 người, một thầy địa lý tồi có thể làm bại liệt 1 dòng họ, còn một 1 nhà giáo tồi có thể làm nguy hại đến cả một 1 thế hệ tương lai của đất nước". Chức phận của nhà giáo phải là "thân giáo". Đó là phải lấy bản thân làm tấm gương để giáo dục người khác. Đã mang nghiệp "nhà giáo" có nghĩa là phải "chấp nhận khổ" mới thắng được những sự cám dỗ".
Qua sự việc trên, vấn đề "đạo đức nhà giáo" phải được đưa lên hàng đầu. Giải pháp lâu dài đó là phải giáo dục "đạo đức nhà giáo" từ trong các trường sư phạm.
Việc này là để định hình ý thức về vai trò cao quý của một người người thầy vào trong tư tưởng của những nhà giáo tương lai. Đồng thời cũng cảnh tỉnh những nhà giáo tương lai biết hố trông bẫy mà giữ vững lập trường".
Hy vọng dư luận không đánh đồng
Thầy cũng tự tin cho rằng: "Nghề giáo vẫn luôn là một nghề cao quý, các em học sinh và phụ huynh học sinh nên vững tin. Còn có rất nhiều nhà giáo, nhà quản lý giáo dục chân chính trong xã hội. Họ vẫn ngày ngày nghiên cứu khoa học, nghiên cứu các phương pháp giảng dạy tiên tiến để cống hiến cho thế hệ học sinh những bài học hay, những cách học mới. Mong rằng dư luận không đánh đồng sự việc trên mà quy chụp cho cả ngành giáo dục nước nhà".'
Dù còn rất nhiều điều muốn được thầy chia sẻ, song chúng tôi cũng buộc phải chia tay thầy để nhường chỗ cho một nghiên cứu sinh ngành giáo đang được thầy hướng dẫn nghiên cứu khoa học. Dù đã hơn 70 tuổi, không còn trực tiếp giảng dạy, nhưng thầy vẫn hàng ngày bận rộn với việc nghiên cứu khoa học, viết sách, hướng dẫn những nghiên cứu sinh nghiên cứu khoa học.
Thầy cho biết "còn sức khỏe thầy vẫn còn tiếp tục cống hiến cho ngành giáo dục nước nhà"
Xin chúc thầy mạnh khỏe, chúc những nhà giáo chân chính của Việt Nam "vững tay chèo" để tiếp tục sự nghiệp "trồng người" vinh quang.
Nguồn: Thời Đại